Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Phát hiện sớm và điều trị bệnh lao cho người dân vùng cao Lai Châu

Những năm qua, tỉnh Lai Châu luôn quan tâm, đẩy mạnh triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh lao cho người dân trên địa bàn, nhằm tăng tỷ lệ phát hiện sớm và điều trị bệnh lao kịp thời.

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền

Lai châu là tỉnh biên giới phía tây bắc của tổ quốc, với hơn 84% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh lai châu còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. do đó, người dân không thường xuyên được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, mức độ hiểu biết về các loại bệnh, đặc biệt là bệnh lao còn hạn chế. nhiều trường hợp khi phát hiện mắc bệnh lao thì mang nặng tâm lý e ngại, sợ kỳ thị và không dám đến các cơ sở y tế để điều trị.

Bệnh lao là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của con người. nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới Tu vong. lai châu là địa phương xếp thứ 48/63 tỉnh, thành phố trong cả nước có tỷ lệ người mắc bệnh lao. mỗi năm, lai châu phát hiện khoảng 100 bệnh nhân lao mới, tỷ lệ bệnh nhân lao của tỉnh là 35/100.000 người.

Bác sỹ chuyên khoa i, nguyễn tiến hưng, phó giám đốc bệnh viện phổi lai châu cho biết: để góp phần đạt được mục tiêu năm 2030 việt nam không còn người bệnh lao, thời gian qua, bệnh viện chủ động phối hợp với các địa phương tuyên truyền, phổ biến những chính sách của nhà nước về bệnh lao, các biện pháp phòng, chống để người dân có thêm hiểu biết, không mặc cảm, kỳ thị với bệnh nhân lao và chủ động tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám, phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh.

Đồng thời, bệnh viện tăng cường tuyên truyền phòng, chống lao trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại cộng đồng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, khu vực biên giới. ngoài ra, công tác tuyên truyền phòng, chống bệnh lao được kết hợp lồng ghép với phòng, chống hen–copd, phòng chống hiv/aids, các chương trình phòng, chống các bệnh không lây nhiễm khác tại cộng đồng.

Theo bác sỹ chuyên khoa i, nguyễn văn lương, phó trưởng khoa lao phổi, bệnh viện phổi lai châu: bệnh lao có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm trong vòng 3 tuần (sau khi có các triệu chứng đầu tiên như ho khản kéo dài hơn 2 tuần, sụt cân, gây khó thở…) và được điều trị đúng phương pháp, đủ thời gian. bệnh lao là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, việc xác định rõ nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng là việc làm rất quan trọng trong việc quản lý và điều trị cho bệnh nhân.

Vì vậy, trong thời gian bệnh nhân điều trị tại khoa, đội ngũ y, bác sỹ trong khoa thường xuyên thăm hỏi tình hình sức khỏe, tận tình chăm sóc bệnh nhân, nhằm tạo niềm tin đối với đội ngũ y tế. cùng đó, khoa đẩy mạnh tuyên truyền bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi có các biểu hiện, triệu chứng ho kéo dài ba tuần hoặc lâu hơn, sụt cân, sốt… thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng khó chữa gây ảnh hưởng đến kinh tế, tính mạng của người dân.

Bà lù thị l (53 tuổi, dân tộc dao ở bản tả chải, xã hồ thầu, huyện tam đường, lai châu) nằm điều trị tại bệnh viện được hơn 2 tháng. khi vào viện với triệu chứng ho, khó thở liên tục, không ăn uống và đi lại được, sau khi xét nghiệm kết quả cho thấy bệnh nhân mắc bệnh lao dương tính ở thể nặng. sau nửa tháng điều trị, bà l đã ăn uống, đi lại bình thường và tự thở được.

Bà l tâm sự: do chủ quan nghĩ là ho bình thường nên không đi khám sớm tại bệnh viện, dẫn tới bệnh ngày một nặng. bà l mong rằng từ sự việc của bà, những người dân khác khi có biểu hiện giống bà nên đi khám bệnh để điều trị kịp thời.

Không ngừng nâng cao chất lượng

Bệnh viện phổi lai châu hoạt động với quy mô 80 giường bệnh, với 13 khoa, phòng. năm 2020, bệnh viện ước khám gần 3.200 lượt người, điều trị nội trú cho trên 1.400 bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh đạt gần 50%. sở dĩ năm nay lượt khám chữa bệnh và công suất sử dụng giường bệnh giảm là do ảnh hưởng dịch covid-19, có 3 tháng bệnh viện không thu dung bệnh nhân, dành giường bệnh để cách ly y tế.

Bác sỹ chuyên khoa i, nguyễn tiến hưng, phó giám đốc bệnh viện phổi tỉnh lai châu cho hay: xác định phòng chống lao góp phần vào sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và nâng cao sức khỏe cho người dân trong tỉnh, hàng năm bệnh viện quan tâm đầu tư các thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại như máy chụp x quang kỹ thuật số, sử dụng kỹ thuật mới xét nghiệm gene xpert cho kết quả khoảng 100 phút, máy siêu âm 4d, nuôi cấy ngoài lao… nhằm phục vụ công tác khám, chữa bệnh của người dân được thuận lợi.

Mặt khác, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh như xây dựng hoàn thiện hệ thống mạng, máy tính… cho các khoa, phòng; thực hiện quản lý bệnh nhân lao tại các tuyến thông qua hệ thống phần mền VITIMES; ánh xạ đầy đủ, cập nhật liên tục các danh mục dược, dịch vụ và y cụ và triển khai ánh xạ danh sách nhân viên y tế có chứng chỉ hành nghề lên cổng giám định…

Bên cạnh đó, bệnh viện duy trì thường xuyên công tác phòng chống lao tại 100% huyện, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm tra, tổ chức 2 đợt giám sát quản lý bệnh nhân ngoại trú tại cơ sở. cùng với đó, triển khai thành công dịch vụ gửi tin nhắn sms miễn phí để thông báo cho bệnh nhân lao về thời gian uống Thu*c, lấy Thu*c nhằm phòng chống lao tại cộng đồng. dịch vụ này đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều trị bệnh nhân lao trên địa bàn tỉnh lai châu.

Nhờ vậy, năm 2020, các cơ sở y tế tỉnh lai châu đã tổ chức khám cho hơn 3.660 bệnh nhân nghi lao, tiến hành lấy gần 7.450 lam đờm để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao. qua đó, phát hiện 99 bệnh nhân mắc bệnh lao afb (+) và 42 bệnh nhân lao các thể khác; tỷ lệ bệnh nhân lao mới của tỉnh 24/100.000 người (năm 2018 là 26/100.000 người). năm 2019, số bệnh nhân được điều trị khỏi là 100/112 bệnh nhân, chiếm 89,2%, cao hơn chương trình phòng chống lao quốc gia đề ra.

Việt Hoàng - Đinh Thùy (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/y-te/phat-hien-som-va-dieu-tri-benh-lao-cho-nguoi-dan-vung-cao-lai-chau-20201222090451938.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY