Huyện Hòa Vang, tỉnh Đà Nẵng hiện có 320 ở 11 xã luôn phát huy vai trò là người trực tiếp cung cấp kiến thức, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ. Thực hiện phương châm “mưa dầm thấm lâu”, các (CTVDS) đến từng nhà tư vấn, cấp phát Thu*c Tr*nh th*i, bao cao su...; thuyết phục người dân không sinh con thứ 3; vận động nhiều hội viên tham gia các mô hình, câu lạc bộ truyền thông.
Tại tỉnh Đăk Lăk, CTVDS được đánh giá là “chân rết”, là “cánh tay” nối dài của ngành dân số vì hầu hết đều là người địa phương, gần dân, sát cơ sở, hiểu được các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc nên đã tốt vai trò truyền thông, vận động nhân dân thực hiện các chính sách về DS-KHHGĐ. Chính vì vậy, cùng với cán bộ dân số, CTVDS là lực lượng nòng cốt, ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực dân số. Với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, họ đã hoạt động hiệu quả để đưa các chính sách DS-KHHGĐ đến với nhân dân. Không chỉ thế, họ còn giúp chính quyền các cấp có những số liệu tin cậy, cập nhật về tình hình DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường T*nh d*c... để đưa ra được những giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả nhất cho từng đối tượng trong từng giai đoạn tại địa phương.
Cộng tác viên dân số là lực lượng quan trọng, góp phần lớn vào thành công của công tác dân số trong tình hình mới.
Trong việc tuyên truyền về công tác dân số, mỗi cộng tác viên dân số phải tốn không ít thời gian và công sức. Đặc biệt, ở vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn, cộng tác viên dân số khá vất vả khi cất công đến tận nhà gặp đối tượng cần tuyên truyền. Do đó, để công tác này đạt hiệu quả cao, đặc biệt trong giai đoạn chuyển hướng sang dân số và phát triển, đội ngũ cán bộ dân số, CTVDS cần thường xuyên được tập huấn nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền, vận động. Tại các địa phương, việc tập huấn, cung cấp thông tin, nói chuyện chuyên đề... được thực hiện hàng năm với nội dung bao gồm các kiến thức về công tác DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phương pháp truyền thông, vận động người dân thực hiện chính sách dân số ở cơ sở; cách thu thập thông tin và ghi chép sổ hộ gia đình... Khi triển khai đề án, mô hình mới về dân số, đội ngũ này lại được đào tạo sâu hơn. Chẳng hạn, với mô hình chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng, họ sẽ được bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Với đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ được trang bị kỹ năng tuyên truyền, tư vấn cho các bà mẹ mang thai về lợi ích và quy trình sàng lọc, kỹ thuật lấy máu gót chân...
Xuất phát từ thực tế đội ngũ cán bộ dân số hiện nay và đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu dân số đến năm 2030, Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu công tác dân số cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên ở thôn, bản, tổ dân phố...
Tuấn Anh