Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Phẫu thuật thành công cho 2 thai phụ mắc bệnh tim mạch nặng

Các bác sĩ vừa phẫu thuật thành công 2 trường hợp sản khoa có bệnh lý tim mạch nặng.

Bệnh nhân đầu tiên là chị t.t.c.t. (19 tuổi, ngụ h.châu thành, tỉnh an giang) được bệnh viện tuyến trước chuyển đến vào trưa 16.2. sản phụ được chẩn đoán: thai ngoài tử cung bên phải, tăng áp động mạch phổi nặng, suy tim độ ii với tình trạng đau bụng, *m đ*o ra huyết sậm, huyết áp thấp, ngón tay dùi trống, tiền sử bệnh tim (thông liên thất - hội chứng eisenmenger) đang điều trị nội khoa. bệnh nhân được nhập viện khoa phụ sản theo dõi thai ngoài tử cung bên đã vỡ.

Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cho sản phụ T. - Ảnh: Phong Phạm

Hội chẩn nhiều chuyên khoa, các bác sĩ đưa ra chẩn đoán: thai ngoài tử cung phải thể huyết tụ thành nang; thông liên thất shunt 2 chiều; hội chứng eisenmenger và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu. ê-kíp phẫu thuật do ths.bs nguyễn hữu thời, phó khoa phụ trách khoa sản, bs. đào tuấn anh, bs.ck2 nguyễn thanh liêm – khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức thực hiện.

Kết quả phẫu thuật cho thấy cạnh phải tử cung có một khối thai ngoài, đường kính khoảng 3x3 cm vỡ, xung quanh có khoảng 500 gam máu cục có quai ruột. các bác sĩ tiến hành gỡ dính và cắt tai vòi bên phải. hiện tại bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô.

Hội chứng Eisenmenger thường là hậu quả của một khiếm khuyết về cấu trúc của tim, trong đó tồn tại một dòng máu bất thường chạy giữa các buồng tim thông qua các lỗ thông, tạo nên sự hòa trộn máu đỏ tươi là máu giàu oxy và màu đỏ sẫm là máu nghèo oxy. Hậu quả là các cơ quan trong cơ thể không được đáp ứng đủ nhu cầu oxy cần thiết.

Bệnh nhân mắc hội chứng eisenmenger có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như những cơn thiếu oxy cấp tính, áp xe não, thuyên tắc mạch, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí đe dọa tính mạng. nguy cơ biến chứng và Tu vong phẫu thuật của phụ nữ bị bệnh tăng áp động mạch phổi, và hội chứng eisenmenger là cao (từ 25 % trở lên), đặc biệt nếu là phẫu thuật cấp cứu.

Sản phụ T. đã ổn định sức khỏe sau can thiệp - Ảnh: Phong Phạm

một trường hợp đặc biệt khác là sản phụ h.n.t.u. (27 tuổi) được tuyến trước chuyển đến nhập viện bvđktưct vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 17.2 với chẩn đoán nhịp nhanh kịch phát trên thất; thai 34 tuần. tiền sử không ghi nhận bệnh lý tim mạch, nhưng trong thai kỳ từ tuần thứ 19 thường xuyên mệt nhiều, tim đập nhanh, đánh trống ngực, tái phát nhiều lần.

Sáng 19.2 bệnh nhân vào cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất với tần số 200 lần/phút, tái phát nhiều lần. Bệnh nhân được xử trí cấp cứu cắt cơn nhịp nhanh thành công. Ngay sau khi cắt cơn nhịp nhanh, các bác sĩ tiến hành hội chẩn chuyên khoa quyết định chấm dứt thai kỳ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Phẫu thuật do bs.ck2 ngũ quốc vĩ, bs.ck2 thái đắc vinh - phó khoa gây mê - hồi sức thực hiện, và đón thành công 1 bé trai nặng 2.250 gam. bé khóc tốt, sức khỏe ổn định, bú tốt... được chuyển bệnh viện nhi đồng tp.cần thơ theo dõi và chăm sóc. còn người mẹ đã tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định, vết mổ khô.

Sản phụ U. đã tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định - Ảnh: Phong Phạm

Nhịp nhanh kịch phát trên thất dai dẳng trở nên thường gặp hơn trong thai kỳ, với tần suất 22 - 24/100.000 phụ nữ có thai. Đặc biệt, 3 tháng cuối thai kỳ và giai đoạn chu sinh là thời điểm dễ bị nhịp nhanh kịch phát trên thất nhất. Nhịp nhanh kịch phát trên thất đã được chứng minh làm tăng nguy cơ Tu vong của thai phụ, người ta ước tính tỉ lệ Tu vong có thể lên đến 22/100.000 thai phụ theo nhiều công trình nghiên cứu.

Việc nhận diện và điều trị bệnh nền là ưu tiên đầu tiên. Mặc dù phần lớn các cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất trong thai kỳ là lành tính và có thể được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp điều trị thông thường, nhưng vấn đề cần phải được lưu tâm là sức khỏe của thai nhi và ảnh hưởng có thể đến quá trình chuyển dạ cũng như cho con bú sau này. Các ảnh hưởng lên huyết động học và tác dụng phụ của Thu*c cần được đánh giá cho cả mẹ và thai một cách toàn diện và tỉ mỉ.

Theo bs.ck2 trần huỳnh đào - trưởng khoa gây mê - hồi sức bvđktưct: “gây mê hồi sức cho các phẫu thuật ngoài tim ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm theo vẫn còn là một thách thức đối với các bác sĩ gây mê hồi sức và các phẫu thuật viên, dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật gây mê hồi sức cũng như can thiệp và điều trị nội khoa tim mạch.

Khi sản phụ có bệnh tim mạch cần phẫu thuật thì vai trò của việc gây mê là đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong quá trình thực hiện phẫu thuật. đồng thời phải đảm bảo giảm thiểu hoặc phòng ngừa các biến chứng tim mạch có thể xảy ra trong suốt quá trình điều trị chu phẫu. vấn đề chủ yếu là phải bảo đảm đủ độ mê nhưng không gây biến đổi huyết động lớn, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt thời gian phẫu thuật cũng như thoát mê và chăm sóc sau mổ.

Bên cạnh đó, việc theo dõi và điều trị nội khoa trước và sau phẫu thuật cũng rất quan trọng, giúp bệnh nhân vượt qua cuộc phẫu thuật thông qua đánh giá lâm sàng và lựa chọn phương pháp phù hợp được thực hiện bởi sự phối hợp tốt đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch - gây mê - sản khoa nhiều kinh nghiệm. tuỳ theo thương tổn tim mạch, mức độ nguy cơ, độ nặng của bệnh lý sẽ quyết định lựa chọn phương thức gây mê, theo dõi thích hợp cho mỗi bệnh nhân”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/phau-thuat-thanh-cong-cho-2-thai-phu-mac-benh-tim-mach-nang-161543.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY