Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phi công người Anh mắc loại vi khuẩn khó điều trị, lọc máu trở lại

Dân trí Tình trạng viêm phổi của bệnh nhân hiện vẫn chưa kiểm soát được, kết quả cấy đàm ra Burkholderia cenocepacia, đây là vi khuẩn rất khó điều trị trên nền bệnh nhân có suy giảm miễn dịch. Phi công người Anh nhiễm Covid-19 bị suy giảm miễn dịch kéo dài Chiều 26/5: Thêm một ca mắc mới Covid-19, Việt Nam có 327 trường hợp Gần 1000 chuyên gia nước ngoài đến khu kinh tế Dung Quất buộc phải cách ly

Liên quan đến bệnh nhân Covid-19 thứ 91 (phi công người Anh) đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Tiểu Ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, bệnh nhân hiện vẫn trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân phụ thuộc gần hoàn toàn vào ECMO, nhiễm trùng phổi chưa khống chế được, đã cho lọc máu trở lại. 

Bệnh nhân còn mê, đồng tử đều 2 bên, phản xạ ánh sáng dương tính, có nhịp thở tự nhiên nhưng chưa phục hồi phản xạ ho và chưa cử động được tay chân trong quá trình giảm liều Thu*c an thần, ngưng Thu*c giãn cơ. Đánh giá tri giác và vận động của bệnh nhân chỉ chính xác khi Thu*c tích lũy được thải hết.

Phổi bệnh nhân vẫn chưa cải thiện thêm trong những ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chức năng thận của bệnh nhân chưa phục hồi, vẫn cần furosemide để duy trì lượng nước tiểu cần thiết, creatinin máu đang tăng dần sau ngưng lọc máu liên tục nên phải tiến hành lọc máu lại.

Tình trạng viêm phổi của bệnh nhân hiện vẫn chưa kiểm soát được. Kết quả cấy đàm ra Burkholderia cenocepacia. Đây là vi khuẩn rất khó điều trị trên nền bệnh nhân có suy giảm miễn dịch. 

Bên cạnh việc tiếp tục sử dụng kháng sinh, dinh dưỡng, người bệnh đang được tập vật lý trị liệu để phục hồi các chức năng của cơ thể.

Đây là trường hợp mắc Covid-19 diễn biến nặng nhất tại nước ta đến thời điểm này. Bệnh nhân 91 đã nằm viện gần 2 tháng. Ngay từ khi nhập viện, bệnh nhân liên tục tiến triển nặng, nhiều lần có kết quả xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính.

Theo các chuyên gia giải thích, bệnh nhân có yếu tố béo phì với chiều cao 1,83m, nặng 100kg. Cơ thể người bệnh cũng phản ứng quá mức với virus SARS-CoV-2, tạo ra “cơn bão cytokine”, tấn công cả tế bào lành. 

Sau khi đánh giá các chỉ số đảm bảo an toàn trong quá trình chuyển viện, ngày 22/5, nam phi công người Anh nhiễm Covid-19 đã được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TP HCM sang Bệnh viện Chợ Rẫy cùng với máy ECMO và các thiết bị khác. Phổi của bệnh nhân tương đối cải thiện, đã giảm đông đặc, tỷ lệ còn gần 80% so với trước đó là 90%.

Ngoài ra, bệnh nhân số 19 (bác gái bệnh nhân số 17) từng nhiều lần nguy kịch tưởng không thể qua khỏi nhưng đến nay sức khỏe đã ổn định, xét nghiệm 7 lần âm tính với SARS-CoV-2, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Sau 80 ngày điều trị tích cực, đến nay, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở, tự thở khí phòng, dấu hiệu sinh tồn ổn định, tim đều, phổi không rales. Dự kiến, ngày 27/5 bệnh nhân sẽ được công bố khỏi bệnh.

Đến chiều 26/5, Việt Nam ghi nhận 327 trường hợp mắc Covid-19. Đã có 272 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta được chữa khỏi (chiếm 83% tổng số ca bệnh Covid-19 ở nước ta). 55 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong tình trạng sức khỏe cơ bản ổn định.

Trong đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị nhiều nhất với 25 ca; Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu là 13 ca; Bệnh viện Đa khoa Thái Bình là 6 ca...

Hà An

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/suc-khoe/phi-cong-nguoi-anh-mac-loai-vi-khuan-kho-dieu-tri-loc-mau-tro-lai-20200526233728422.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY