Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Phim ảnh đồi trụy, bạo lực ám ảnh ghê rợn qua loạt truyện ngắn độc đáo trên mạng

Hãy cẩn thận trước những thứ chúng ta đang tạo ra trên internet. Tuyển tập truyện ngắn đặc sắc You Will Never Be Forgotten của nữ nhà văn Mary South phản ánh một số góc khuất tăm tối nhất nơi thế giới mạng, khi khao khát được kết nối đi kèm biết bao hệ lụy, để lại nỗi ray rứt lẫn đau thương.

Ở series truyện ngắn đầu tay ‘You Will Never Be Forgotten’, biên tập viên và cây bút trẻ Mary South mô tả hàng loạt ‘ông kẹ’ gây kinh sợ của văn hóa mạng điện tử ngày nay. Phim ảnh đồi trụy đăng tải trái phép, video ghi lại cảnh tượng bạo lực, chiêu trò lén lút theo dõi, hội nhóm ‘incel’ hay những kẻ ghét phụ nữ, những trò đùa cợt mang tính kỳ thị nhân quyền tồn tại nhiễu nhương nơi mạng xã hội,… Công nghệ hiện đại cho phép từng nhân vật trên trang sách của South thể hiện bản năng ‘xấu xí’ nhất.

Nếu vào tay một nhà văn thiếu sắc bén hơn, tựa sách có lẽ đã mang nặng dấu ấn thuyết giảng về đề tài ‘hệ quả công nghệ’, thứ có thể tìm thấy qua vô số bài xã luận tự do trên nhiều tờ báo lớn nhỏ. Thế nhưng bộ sưu tập tác phẩm rúng động của South lại đặc biệt đáng nhớ bởi giọng văn đầy sinh khí, nét sáng tạo trang trọng, đi cùng nhiệt huyết trong nhận thức ở một văn sĩ trẻ. Từng câu chuyện giàu tầng nghĩa, duy không hề mất đi tính chân thật và chi tiết.

Nữ văn sĩ Mary South (Ảnh: TheNewYorker)

Một trong những truyện ngắn ấn tượng nhất, ‘Camp Jabberwocky for Recovering Internet Trolls’ (‘Trại cai nghiện cho những kẻ thích trêu ngươi trên Internet’) là chuyến hành trình thú vị với phong cách thám tử. Truyện theo chân 3 cố vấn viên tại một khu trại chuyên điều trị những kẻ bắt nạt qua mạng (cyberbully), trong lúc họ cố gắng đuổi bắt một trại viên vừa tẩu thoát.

Ba góc nhìn khác nhau từ ba nhân vật cá tính đối nghịch, ‘mổ xẻ’ mối xung đột gia đình, sự chật vật để xây dựng quan hệ xã hội,.. tất cả được South phản ánh hài hước, duyên dáng dẫu không kém phần sâu cay chỉ trong 30 trang chữ.

Giữa cuộc truy lùng, ba nhân vật chính có màn tranh cãi từ khía cạnh triết học về lạc đà Nam Mỹ, phá hỏng một đám cưới, trước khi quyết định kết thúc hành trình ở bờ biển. Trại viên bị truy đuổi – một thiếu niên giàu có thích bắt nạt người khác qua internet – sau cùng chỉ ‘làm nền’ cho câu chuyện chính. Cuộc đua ‘tìm người’ dần trở thành chuyến khám phá đầy tính chiêm nghiệm. Cái kết nhắc nhở người đọc về giá trị trải nghiệm, chủ đề đã tồn tại từ lâu trước khi internet chiếm lĩnh cuộc sống chúng ta.

Tiếp tục xoay quanh mối quan hệ nhân sinh, ‘Architecture for Monsters’ (‘Nghệ thuật kiến trúc của Quái nhân’) đề cao tình mẫu tử, khi một nữ kiến trúc sư nỗ lực làm mọi cách cứu lấy đứa con bị bắt cóc. Lần nữa, những nỗi sợ hãi công nghệ đóng vai trò nền tảng, nhằm lột tả một câu chuyện sâu sắc hơn về tình cảm gia đình, cùng tính phức tạp đan chéo trong kết nối giữa người với người.

Tình mẫu tử, thực chất, là mô tuýp nổi bật, đa sắc thái nhất trong tuyển tập truyện của South. Một phụ nữ trẻ vừa mất con ‘tìm quên’ nhờ những gã đàn ông kỳ quặc cô gặp gỡ trên internet. Một viễn cảnh không mấy tươi sáng về mối quan hệ gia đình ở thế giới tương lai khi công nghệ bao phủ toàn diện đời sống. Làm thế nào một phụ nữ có thể tự mình nuôi dưỡng con cái khi chẳng may không còn người bạn đời bên cạnh,…

Nữ văn sĩ lần giở hàng loạt mối bận tâm, nghi ngại, khổ đau, vốn được những người phụ nữ che giấu hoặc giải tỏa bằng nhiều phương thức (tích cực, tiêu cực, lẫn kỳ dị) thông qua thế giới mạng.

Gây ám ảnh đến rợn người là câu chuyện cuối cùng trong sách, ‘Not Setsuko’ (‘Không phải Setsuko’). Nhân vật chính, một người mẹ vì phải đưa tang con gái đầu lòng, đã làm nhiều việc tàn bạo để nuôi dạy đứa con thứ hai, người bà tin rằng chính là ‘phiên bản’ tái sinh từ cô con gái đầu qua đời lúc 9 tuổi. Cốt truyện được ‘đẩy’ đến cao trào rùng rợn, khi người cha của đứa trẻ quay một bộ phim thuật lại nỗi đau mất con – với bé gái đang sống trong vai người chị bị giết hại.

Qua ‘You Will Never Be Forgotten’, South được dịp thể nghiệm đam mê dành cho dòng truyện kỳ ảo và văn học Gothic, giúp cô tạo nên bầu không khí đặc sắc khó quên ở từng tác phẩm.

(Ảnh: Pexels)

Cuộc sống con người luôn đòi hỏi tính gắn kết, và chúng ta yêu thích được thuộc về đâu đó. Như điều nhân vật Clayton trong ‘Camp Jabberwocky’ suy ngẫm: ‘Người ta rất dễ quên đi bạn, nhưng [nhờ internet] bạn có thể tự đào một hốc nhỏ cho riêng mình. Bạn có thể tìm thấy một nơi thích hợp để được thuộc về’.

Những ‘bóng ma’ trên internet có thể ‘tách’ chúng ta khỏi thế giới thực, khỏi người thân xung quanh. Dẫu vậy, chúng ta vẫn tìm kiếm nhiều câu chuyện hấp dẫn nơi thế giới mạng, vẫn trò chuyện trực tuyến cùng nhau, vẫn khao khát nhận về sự an ủi, kết nối vốn rất có thể sẽ không tồn tại ở bất kì môi trường nào khác.

Mỗi truyện ngắn độc đáo, giàu giá trị nhân văn của South mang đến cho độc giả cơ hội chứng kiến dấu ấn tương phản dị biệt trên, theo những cách vô cùng thú vị.

Như Ý (Theo Observer)

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/van-hoa-giao-duc-c-184/phim-anh-doi-truy-bao-luc-am-anh-ghe-ron-qua-loat-truyen-ngan-doc-dao-tren-mang-137469.html)

Tin cùng nội dung

  • Bức ảnh bãi rác hoa nhận được cơn bão like, share và comment, thể hiện nhiều điều đáng suy ngẫm.
  • Đây là vụ T*i n*n giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên đường đèo dốc trong điều kiện thời tiết xấu ở Lào Cai
  • Từ rất lâu dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
  • “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD).
  • Mới đây, bảo mẫu một trung tâm dạy trẻ tự kỷ không phép ở TP HCM gây xôn xao khi tát, bóp cổ... đánh bé vì không chịu ăn.
  • Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...
  • Bố cởi sạch quần áo của con rồi trói vào cột điện vì tội mê chơi. Chú phạt cháu đeo bảng “Tôi là thằng ăn cắp” đứng trước cửa nhà...
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY