Bệnh theo mùa hôm nay

Phòng bệnh tay chân miệng trong trường học như thế nào?

Để phòng chống bệnh, các trường cần vệ sinh lau chùi toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa và đồ chơi phải được ngâm Chloramin B, rửa sạch phơi nắng.

Theo các chuyên gia y tế, tháng 3 là khoảng thời gian đầu trong năm xuất hiện đỉnh dịch bệnh tay chân miệng, thủy đậu, cảm cúm... Nhằm chủ động phòng tránh các dịch bệnh này, các trường học ở Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp như tổ chức phun Thu*c diệt muỗi, tăng số lần vệ sinh trường lớp từ hai đến ba lần trong tuần, tẩy rửa vệ sinh đồ dùng đồ chơi cho trẻ bằng nước khử trùng Chloramin B....

Bệnh tay chân miệng dễ lây lan đối với trẻ em từ độ tuổi tiểu học trở xuống. Hiện, toàn thành phố Hà Nội có hơn 1.000 trường mầm non, gần 20 nghìn số nhóm, lớp mầm non và gần 730 trường tiểu học.

Trong đó, tổng số trẻ mầm non ra lớp khoảng 550 nghìn bé và gần 640 nghìn học sinh bậc tiểu học. Thời điểm này, được dự báo là dịch bệnh tay chân miệng có thể bùng phát nên công tác phòng chống được tất cả các trường quan tâm chú trọng.

Trẻ cần rửa tay bằng xà phòng đúng cách để phòng chống bệnh tay chân miệng (Ảnh: KT)

Trường Mầm non B (quận Hoàn Kiếm) có trên 500 trẻ. Ngay từ đầu tháng hai, trường đã tuyên truyền để phụ huynh khi gửi con biết về tình hình dịch bệnh tay chân miệng, cảm cúm, sốt xuất huyết... đồng thời yêu cầu giáo viên phải rửa tay, rửa mặt cho trẻ trước khi ăn.

Đồ chơi, bàn, ghế thường xuyên được lau sạch sẽ. Hàng ngày, sau khi trả hết trẻ vào cuối buổi, các cô giặt khăn mặt bằng xà phòng, hấp sấy theo đúng quy định, nhằm hạn chế không để trẻ bị lây chéo.

Cô Nguyễn Thị Phượng, giáo viên Trường mầm non B, quận Hoàn Kiếm cho biết: “Cứ thứ 6 hàng tuần tổng vệ sinh toàn trường như lật thảm; quét dọn vệ sinh mạng nhện, dùng nước tẩy rửa để lau sàn và tẩy rửa vệ sinh đồ chơi, sau đó phơi nắng để cho các con sử dụng hàng ngày.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng dán thông báo tuyên truyền ở ngoài bảng để phụ huynh cũng như các cô giáo nắm bắt được những điều cần thiết để phòng chống dịch tay chân miệng, cho các con rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh”.

Cùng với việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ dụng cụ học tập và đồ chơi, các trường tiểu học có học sinh bán trú tăng cường công tác an toàn thực phẩm; đảm bảo vệ sinh khu vực chế biến, bếp ăn; dùng Chloramin B để khử khuẩn sàn nhà, khu vệ sinh; giáo dục cho trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân...

Bà Chu Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân cho biết: Trường có trên 1.700 học sinh, trong đó có khoảng 900 em ăn bán trú. Trước và sau khi ăn, học sinh đều rửa tay bằng xà phòng. Vào cuối tuần, Trường huy động giáo viên và học sinh cùng tham gia tổng vệ sinh trường lớp.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút đường ruột gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm hạn chế lây lan.

ThS Đặng Thị Kim Hạnh, Trưởng Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội) khuyến cáo: “Đỉnh dịch bệnh tay chân miệng là vào tháng 3. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và không được vệ sinh tay sạch sẽ. Bệnh tay chân miệng xuất hiện có sốt nhẹ cộng với các nốt phỏng ở tay chân và miệng.

Vì thế, trong mùa dịch, các trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ khi tiếp nhận các con đi học phải kiểm tra bàn tay, sờ đầu xem con có ấm không và xem bàn tay có nốt gì không. Để phòng chống bệnh tay chân miệng, các trường tổ chức vệ sinh lau chùi toàn bộ sàn nhà bằng chất tẩy rửa và các đồ chơi phải được ngâm Chloramin B, rửa sạch phơi nắng...

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo 30 quận, huyện, thị xã và các trường học yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, các trường học có trách nhiệm thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm tại đơn vị; theo dõi chặt sĩ số học sinh nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh...

Theo Thu Hiền - VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-benh-tay-chan-mieng-trong-truong-hoc-nhu-the-nao-n320269.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự thiếu hụt những kỹ năng quan trọng giúp con người ta có thể suy nghĩ và trưởng thành được như một người lớn thực thụ.
  • Trường Tiểu học An Thạnh Đông C (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) xuống cấp và nguyện vọng của người dân là có ngôi trường mới để học sinh có nơi học khang trang. Thầy hiệu trưởng ngôi trường này đã hiến đất để xây dựng trường, việc làm của thầy khiến nhiều người nể phục.
  • Tâm phế mạn là bệnh có sự thay đổi cấu trúc và chức năng của thất phải sau những rối loạn hay bệnh của hệ hô hấp, có nghĩa là bệnh tim nhưng nguyên nhân là do từ bệnh phổi mà bị.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Thời gian gần đây tôi bị đau ở vùng quanh răng, hơi thở hôi, tăng tiết nước bọt, môi như bị trề ra.
  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY