Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phòng chống dịch bệnh do nCoV: Chỉ đạo, hướng dẫn đã rõ, quan trọng nhất là các địa phương, người dân phải thực hiện nghiêm

MangYTe - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tổ chức thực hiện phòng chống dịch chủ động, quyết liệt, trách nhiệm, luôn luôn đặt cao hơn, đi trước một bước để phòng chống thành công dịch bệnh do chủng mới của virus corona gây ra.

Ngày 1/2, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) tổ chức cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) chủ trì cuộc họp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh VGP

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt, vấn đề quan trọng nhất là địa phương, người dân thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Với tinh thần vào cuộc quyết liệt, chủ động, trách nhiệm của các cấp các ngành từ Trung ương tới địa phương đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.

Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành,… đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Chúng ta cũng công khai, minh bạch toàn bộ thông tin liên quan đến diễn biến dịch bệnh và triển khai các giải pháp ứng phó.

Do vậy, vấn đề quan trọng nhất bây giờ là các địa phương và người dân phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan có thẩm quyền. Tránh tình trạng một số địa phương, cấp ủy Đảng chưa nhận thức được nguy cơ nên còn chủ quan, lơ là. Người dân chưa hiểu rõ vấn đề dẫn tới tâm lý hoang mang có cách ứng xử chưa đúng.

Ảnh: Trần Mạnh

Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành,… đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Chúng ta cũng công khai, minh bạch toàn bộ thông tin liên quan đến diễn biến dịch bệnh và triển khai các giải pháp ứng phó.

Nhấn mạnh sự quan tâm, vào cuộc của cấp uỷ, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền là một trong những nhân tố quyết định thành công của công tác phòng chống dịch bệnh, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị báo chí, người dân phải bình tĩnh, thực hiện nghiêm chỉ đạo, khuyến cáo của cơ quan chức năng với tâm thế "muốn thắng đại dịch phải bình tĩnh"; các địa phương phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương với tinh thần tất cả vì sức khỏe của người dân.

Nhấn mạnh sự quan tâm, vào cuộc của cấp uỷ, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền là một trong những nhân tố quyết định thành công của công tác phòng chống dịch bệnh, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị báo chí, người dân phải bình tĩnh, thực hiện nghiêm chỉ đạo, khuyến cáo của cơ quan chức năng với tâm thế "muốn thắng đại dịch phải bình tĩnh"; các địa phương phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương với tinh thần tất cả vì sức khỏe của người dân…

Nhấn mạnh quan điểm phải đặt sức khỏe của người dân lên trên hết dù phải hy sinh lợi ích kinh tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chúng ta phải vào cuộc quyết liệt nhưng cũng phải bình tĩnh.

"Luôn luôn đặt mức sẵn sàng cao hơn mức bình thường"

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và cả hệ thống chính trị luôn luôn quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh với tinh thần phải rất trách nhiệm, chủ động, phải quyết liệt.

"Chúng ta xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu. Với tinh thần "luôn luôn đặt mức sẵn sàng cao hơn mức bình thường", Phó Thủ tướng nhấn mạnh điều này và lý giải, "sẵn sàng đặt cao hơn mức bình thường", tức là cao hơn và sớm hơn so với các dịch bệnh trước đây như dịch A/H1N1, SARS hay nhiều dịch bệnh khác khoảng 10 năm trở lại đây, cũng như cao hơn so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, các cơ quan y tế quốc tế, cũng như một số nước khác.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần của chúng ta là luôn luôn tính đến tình huống xấu hơn, thậm chí tình huống xấu nhất nhằm mục đích không để xảy ra tình huống không xấu hơn và chúng ta không phải đối phó với tình huống xấu nhất.

Nhận định chung về tình hình dịch bệnh, GS.TS Nguyễn Thanh Long, cho rằng: Dịch bệnh còn diễn biến khó lường. Lần này chúng ta công bố dịch cũng là chưa có tiền lệ. Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó, thậm chí các biện pháp chúng ta thực hiện nằm ở mức cao hơn so với những nước khác và khuyến cáo của WHO khi tổ chức này ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu (hôm 31/1 theo giờ Việt Nam - PV)…

"Sức khoẻ người dân là trên hết"

Về công tác tuyên truyền, Phó Thủ tướng nhấn mạnh bên cạnh việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng cũng cần tiến hành tuyên truyền vận động nhân dân qua hệ thống chính trị để người dân yên tâm tin tưởng, không hoảng loạn.

"Chúng ta sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế vì chống dịch, khi cần hy sinh thì phải hy sinh bởi sức khỏe của nhân dân là trên hết" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đến nay, vì dịch bệnh nCoV chưa có tiền lệ, chưa có Thu*c đặc trị, do đó biện pháp căn bản nhất trong công tác phòng chống hiện nay là tập trung nhận biết, cách ly, điều trị cần phải được thực hiện nghiêm theo quy định của ngành Y tế…

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ (có sự giám sát của quốc tế), tinh thần của ngành y tế ngay từ đầu là minh bạch, công khai tất cả các trường hợp để người dân nhận thức rõ tình trạng. Từ đó có các giải pháp cùng tham gia phòng chống dịch, mà trước hết là tham gia giữ gìn cho riêng mình bằng cách biện pháp đã được khuyến cáo.

Phó Thủ tướng lưu ý, bên cạnh việc tập trung phòng chống dịch nCoV nhưng chúng ta cũng không quên nhiệm vụ phòng chống các dịch bệnh khác. Ví như việc cơ quan y tế chỉ đạo địa phương thực hiện phun Thu*c phòng chống dịch nCoV.

Theo ý kiến của các nhà chuyên môn, chưa có Thu*c đặc trị loại virus này, hiện chưa có loại Thu*c phun nào có thể diệt được loại virus này nhưng nó có tác dụng kiềm chế sự phát triển của virus, đặc biệt không phát sinh tình trạng "dịch chồng dịch"; qua đó, hình thành thói quen tốt trong thực hành chống dịch; dần dần củng cố, hình thành thói quen, phương thức của người dân, ngành y tế, các cơ quan khi phòng, chống các loại dịch bệnh.

Nhấn mạnh lại một lần nữa, các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư, ngành Y tế và các bộ, ban, ngành đã rất rõ bằng văn bản, các thắc mắc cũng đã được giải đáp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương phải thực hiện thật nghiêm.

"Tôi đã nhận được ý kiến của nhiều chuyên gia trong nước, ngoài nước và các cán bộ quản lý, từng quản lý đều nói rằng biện pháp chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và của ngành đều đã rất cụ thể và rất tốt. Vấn đề là có tổ chức thực hiện đến tận cơ sở được hay không. Đây là trách nhiệm của tất cả chúng ta" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng tại hội nghị, đại diện các Bộ: Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, LĐTB&XH, NN&PTNT, Giao thông vận tải, Tài chính… đã giải đáp, khuyến nghị, chỉ đạo một số nội dung liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh được địa phương quan tâm như: Kiểm soát cửa khẩu, đường mòn, lối mở, người xuất nhập cảnh; quản lý lao động di cư; quản lý thị trường; xuất khẩu nông sản; bảo đảm tài chính cho công tác phòng chống dịch bệnh...

Bộ Y tế: Các địa phương cần làm tốt công tác truyền thông phòng chống dịch lây lan, giúp người dân không hoang mang

Tại Hội nghị, sau khi báo cáo tình hình dịch bệnh do nCoV gây ra trên thế giới và tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các địa phương phải thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, trong đó tập trung vào một số vấn đề như:

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập ngay Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh do Chủ tịch UBND tỉnh, thành làm Trưởng ban. Đồng thời chỉ đạo các địa phương trực thuộc thành lập Ban Chỉ đạo do người đứng đầu UBND cùng cấp làm Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch. Trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo.

UBND các tỉnh rà soát lại các kế hoạch phòng chống dịch để bổ sung các nội dung mới, phù hợp với thực tế diễn biến dịch bệnh. Kế hoạch phải huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; thể hiện rõ trách nhiệm của từng ngành; bảo đảm được các điều kiện về tài chính, nhân lực, trang thiết bị,… phục vụ cho công tác phòng chống dịch.

"Điều quan trọng là các địa phương cần làm tốt công tác truyền thông phòng chống dịch lây lan từ người bệnh sang người lành để người dân nắm được những vấn đề cơ bản, nắm được những khuyến cáo của Bộ Y tế, không hoang mang, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống…" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho lãnh đạo địa phương bổ trí đủ kinh phí, điều kiện phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ; tiến hành phun Thu*c khử trùng, vệ sinh dịch tễ các trường học, cơ quan, đơn vị,…

Cùng đó, mỗi bệnh viện tuyến tỉnh thành lập từ 1 đến 3 đội phản ứng nhanh để sẵn sàng hỗ trợ cho tuyến dưới; mỗi tỉnh phải có 1 số máy đường dây nóng; quản lý tốt các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh; thực hiện nghiêm việc phân tuyến điều trị, khoanh vùng dập dịch ngay từ đầu, hạn chế tối đa việc vận chuyển người bệnh, nếu buộc phải vận chuyển bệnh nhân thì phải thực hiện theo đúng quy trình,…

PV

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/phong-chong-dich-benh-do-ncov-chi-dao-huong-dan-da-ro-quan-trong-nhat-la-cac-dia-phuong-nguoi-dan-phai-thuc-hien-nghiem-2020020121204145.htm)
Từ khóa: virus corona

Tin cùng nội dung

  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Cho dù không phổ biến như các loại Vitamin khác nhưng Vitamin K lại đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể trẻ.
  • Bác sĩ cho em hỏi BV quận Phú Nhuận (274, Nguyễn Trọng Tuyển, Q. Phú Nhuận, TPHCM) có thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu không, nếu có thì chi phí khoảng bao nhiêu và có tiếp nhận BHYT không? Em xin chận thành cảm ơn. ( Nguyễn Văn Đức - TPHCM)
  • Em ở Quận 12 - TPHCM, không biết BV Quận 12 có làm phẫu thuật cắt bao quy đầu không Mangyte? Chi phí bao nhiêu và phải nằm lại BV bao lâu? Em xin cảm ơn nhiều. (Thanh Ký - Quận 12 - TPHCM)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Thưa bác sĩ, Tôi có người bạn viêm thận mãn độ 4, hơn 1 năm nay trị liệu bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc tại nhà, nhưng tình hình sức khỏe gần đây không khả quan. Nay bạn tôi muốn thay thận (do người cô ruột cho) xin hỏi bác sĩ:
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Dinh dưỡng là một phần quan trọng đối với sức khỏe của tất cả trẻ em. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ điều trị bệnh ung thư nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY