Sức khỏe hôm nay

Phòng ho cho trẻ khi thời tiết lạnh

SKĐS -Thời tiết lạnh là dịp thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp phát triển, trong đó triệu chứng gây ho ở trẻ em là phổ biến. Giải pháp nào để phòng tránh?

Thời tiết lạnh là dịp thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp phát triển, trong đó triệu chứng gây ho ở trẻ em là phổ biến. Giải pháp nào để phòng tránh?

Ho ở trẻ em biểu hiện với nhiều dạng khác nhau. Trẻ bị ho khan, tức là lúc ho không có đờm, triệu chứng thường gặp trong viêm họng. Trẻ bị ho có đờm, thường tiết nhiều đờm loãng hay đặc, đây là một trong các triệu chứng thường gặp trong viêm xoang hay viêm phế quản. Trẻ bị ho sù sụ là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản, do dị ứng thời tiết khi thay đổi mùa hoặc là do virút gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ bị ho kèm với thở khò khè, có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới, hay hen phế quản…

Phòng ho cho trẻ khi chuyển mùa với thời tiết lạnh

Thời tiết lạnh được ví là mùa bệnh ở trẻ em. Trời rét, độ ẩm cao, trẻ không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình nhanh như người lớn, dễ nhiễm lạnh khiến nhiều trẻ bị bệnh hô hấp như: ho, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm amiđan…

Để phòng bệnh cần giữ ấm cho trẻ, bằng cách mặc cho trẻ quần áo ấm, đội nón, quấn khăn, mang bao tay, vớ/tất; giữ cho phòng ngủ không bị gió lùa và ấm cả ngày lẫn đêm, tắm nhanh bằng nước ấm lau khô trẻ thật nhanh mặc quần áo, áo ấm, trẻ nhỏ cần đội mũ, quấn tã và đặt ngay vào lòng mẹ. Không cho trẻ uống nước đá, ăn kem vì đó là những thứ dễ gây ho do viêm họng. Không được tắm muộn cho bé, tắm tốt nhất khoảng 5 - 6 giờ chiều, nếu tắm muộn hơn thì lại dễ bị viêm đường hô hấp, vì khi vào đêm muộn, cơ thể thay đổi trạng thái hoạt động sang trạng thái nghỉ ngơi, nhiệt lượng tạo ra vào đêm muộn xuống rất thấp, tốc độ chuyển hóa cũng xuống rất thấp. Mặt khác, vào ban đêm, da giãn ra toàn bộ, lỗ chân lông giãn to lại càng dễ mất nhiệt hơn, cho nên trẻ dễ bị nhiễm lạnh.

Nhiễm lạnh vùng cổ và vùng ngực dễ làm mạch máu co lại, tăng tiết dịch đường thở và dễ gây ra bội nhiễm mầm bệnh, nên dễ thấy hiện tượng bé bị ho và hắt hơi ngay sau đó.

BS.CKI. Trần Quốc Long

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phong-ho-cho-tre-khi-thoi-tiet-lanh-17874.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng nghịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản, ho kéo dài, mụn nhọt, rắn cắn, giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, các bệnh về da và trị giun.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY