Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Phòng ngừa đột quỵ não

Đột quỵ là một trong những bệnh lý tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội vì chi phí điều trị rất cao và tỉ lệ tàn phế rất nặng.
Theo Hiệp hội Đột quỵ của Hoa Kỳ, hơn 80% số ca đột quỵ có thể phòng ngừa. Do đó, việc phòng chống đột quỵ não ngay từ khi còn trẻ là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Cũng theo hiệp hội này, để ngăn chặn không để cho đột quỵ xảy ra, cần phải:

1. Thường xuyên tập thể dục: tăng cường vận động giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ não. Ở người lớn khỏe mạnh cần tập thể dục thể thao tăng cường nhịp hô hấp, nhịp tim cường độ trung bình đến mạnh ít nhất 40 phút/ngày, 3 - 4 ngày/ tuần. Những vận động mà họ thích thú, thí dụ ngay cả đi bộ cũng cho thấy giảm nguy cơ đột quỵ. Thời gian luyện tập có thể tản ra cho những người khó khăn luyện tập đầy đủ thời gian theo khuyến cáo.

2. Chế độ ăn và dinh dưỡng hợp lý:

Hạn chế muối và thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao, cần giảm tối đa lượng muối cho vào thực phẩm, hạn chế các đồ ăn được chế biến sẵn vì các đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao. Lượng muối < 2.300mg/ngày cho người bình thường và < 1.500mg/ngày cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mãn và ≥ 51 tuổi.

Chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả cung cấp nhiều kali có lợi và có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Những thức ăn giàu kali như: chuối, khoai lang, khoai tây, cà chua, các loại đậu…

Thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả và sản phẩm làm từ sữa ít chất béo, giảm mỡ bão hòa được khuyến cáo để hạ huyết áp.

Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất omega - 3 là một axít béo có lợi cho sức khỏe giúp ngăn ngừa đột quỵ. Mỗi tuần vài 3 lần thu nhận axít béo hệ omega-3 từ cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu, các loại quả và hạt như quả óc chó… sẽ có tác dụng rất tốt để bảo vệ mạch máu.

Nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ có trong các nguồn thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu…

3. Béo phì và phân bố mỡ trong cơ thể:

Những người dư cân (BMI= 25 - 29 kg/m2) và béo phì (BMI >30 kg/m2) khuyến cáo giảm cân để giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.

4. Hút Thu*c lá:

Tránh hút Thu*c với người chưa hút và ngưng hút Thu*c với người đang hút. Nên cấm hút Thu*c ở nơi công cộng, để giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

5. Uống rượu và lạm dụng M* t*y:

Sự liên quan giữa rượu và não rất phức tạp. Rượu được báo cáo hiệu quả chống xơ vữa động mạch, kháng viêm và liên quan cải thiện cholesterol, chức năng tiểu cầu và đông máu, nhạy cảm insulin và giảm thấp nguy cơ cả đột quỵ thiếu máu và xuất huyết. Tuy nhiên cần phải biết tiết chế: nam có thể uống ≤ 2 ly/ ngày và phụ nữ không có thai ≤ 1 ly /ngày có thể hợp lý. Ngược lại nếu uống rượu nhiều thì sẽ gia tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết và làm nặng hơn thiếu máu não. Bên cạnh đó, việc lạm dụng nhiều loại M* t*y sau đó là rượu có liên quan đến cả đột quỵ thiếu máu và xuất huyết.

80% số ca đột quỵ có thể phòng ngừa6. Viêm nhiễm và nhiễm trùng:

Có vai trò quan trọng cho nguy cơ đột quỵ, ảnh hưởng đến thành lập, phát triển và ổn định mảng xơ vữa động mạch.

Bệnh nhân viêm nhiễm mãn bao gồm thấp khớp, lupus hệ thống được xem như gia tăng nguy cơ đột quỵ và cần tăng cường kiểm soát.

Việc chủng ngừa vắcxin cúm hàng năm có thể ích lợi giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ.

7. Sự rối loạn hô hấp lúc ngủ:

Điều trị sự ngưng thở lúc ngủ làm giảm nguy cơ đột quỵ.

8. Các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu…

Đây là các nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ não. Do đó việc khám định kỳ sức khỏe để sớm phát hiện các bệnh và chữa bệnh là cách tốt nhất để phòng chống đột quỵ não.

Đối với bệnh nhân tiền tăng huyết áp (huyết áp tối đa: 120 - 139mmHg hay huyết áp tối thiểu: 80 - 89mmHg): cần thực hiện tầm soát huyết áp hàng năm và thay đổi lối sống.

Đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp cần điều trị đích huyết áp < 140/90mmHg. Nên tránh những cảm xúc bất lợi như: vui, buồn, giận dữ, thất vọng, stress hằng ngày.

Nói tóm lại, bên cạnh các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi gây đột quỵ não như tuổi, giới, chủng tộc, sinh thiếu cân (<2.500g), tiền sử gia đình đột quỵ/ thiếu máu não thoáng qua (cả cha hay mẹ), tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể dự đoán, với các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ tránh bị xảy ra đột quỵ.

BS. LƯU THỊ THANH LOAN

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-dot-quy-nao-n142220.html)

Chủ đề liên quan:

đột quỵ đột quỵ não

Tin cùng nội dung

  • Mặc dù cơn đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY