12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết: Chuyện không bao giờ thừa

Ngày Tết do lượng thực phẩm đưa quá nhiều vào cơ thể làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải, dễ gặp phải các vấn đề tiêu hoá. Với những mẹo như rửa tay, vệ sinh sạch sẽ, lựa chọn thực phẩm an toàn, tin cậy… giúp bạn phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết hiệu quả.

Ngày Tết, ngoài những câu chuyện vui về năm mới thì chúng ta vẫn nghe thấy các thông tin cập nhật về sức khỏe ngày Tết, trong đó thường là các tin tức về số ca ngộ độc thực phẩm luôn tăng đột biến. Vì thế, cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết giúp bạn có một cái Tết vui vẻ và an toàn.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Thứ nhất, do vi sinh vật và độc tố của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm mốc và nấm men có trong thực phẩm bị biến chất, ôi thiu. Các loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc.

Thứ hai, do ăn phải thực phẩm có độc tố tự nhiên như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu…

Thứ ba, do nhiễm các chất hóa học như kim loại nặng hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phụ gia thực phẩm, các chất phóng xạ.

Làm sao để phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết?

Mua thực phẩm ở cửa hàng tin cậy

Hiện nay có rất nhiều hóa chất có thể hô biến thực phẩm hành tươi ngon, đẹp mắt chỉ sau vài phút ngâm hóa chất. Vì vậy, khi mua sắm bất kỳ loại thực phẩm nào bạn cũng nên chọn nơi có uy tín.

Đối với các loại thịt nên chọn có khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi, thịt mềm, không bị nhớt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu. Với các loại cá, nên chọn cá còn tươi, sống, nếu là cá chế biến sẵn nên chọn nơi có uy tín, bảo quản hợp vệ sinh.

Ăn chín uống sôi

Ăn chín uống sôi là một trong những cách giúp loại bỏ bớt nguy cơ ngộ độc. Nhiều gia đình có thói quen ăn lẩu vào dịp Tết bởi phù hợp với nhiều người vì muốn ăn gì thì sẽ chọn được món đó, ngoài ra còn để mọi người ăn rau nhiều hơn, bổ sung vitamin bởi thức ăn ngày Tết có quá nhiều đạm từ thịt, cá.

Thực phẩm cần nầu chín trước khi ăn

Tuy nhiên, thói quen ăn tái sống các loại thịt, hải sản, rau xanh... luôn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm vì rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm giun sán. Tốt nhất bạn nên ăn chín uống sôi để đảm bảo vệ sinh. Ăn lẩu cũng nên đợi cho thức ăn chín mới thưởng thức.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý sơ chế thực phẩm trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch, chần qua nước sôi khử mùi hôi sau đó chế biến, nấu chín. Đối với các loại rau cũng phải rửa kỹ nhiều lần, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20-30 phút, hạn chế ăn sống.

Bảo quản đúng cách

Chế biến sạch sẽ thì khi bảo quản sẽ được lâu hơn. Nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm kỹ lại trước khi ăn, không nên để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, dù là thức ăn chín hay thức ăn sống.

Bọc kín thực phẩm trước khi cho vào bảo quản

Thực phẩm tươi trước khi cho vào tủ lạnh cần rửa sạch, chia thành từng phần nhỏ để dễ dàng lấy chế biến, tránh tình trạng phải chờ rã đông lâu rồi cất lại vào tủ. Rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín ni lông thành từng túi riêng các loại rau củ. Cần tiến hành chế biến, bảo quản ngay khi mới mua về vì một số vi khuẩn có hại tiềm ẩn trong thực phẩm sẽ phát tán nếu không bảo quản thực phẩm đúng cách. Thực phẩm nên cho vào bao, bọc kín, thực phẩm chín và sống nên để riêng, tránh bị nhiễm khuẩn chéo khi để chúng quá gần nhau.

Bạn cần lưu ý thời gian bảo quản từng loại thực phẩm khác nhau. Đối với cá, hải sản, thịt tươi bạn cũng cho vào bao, bọc kín, đặt vào ngăn đá của tủ lạnh có thể giữ được từ 2-5 ngày, không nên để lâu hơn, thực phẩm có thể biến chất. Khi chế biến thực phẩm nên rửa tay sạch trước hoặc mang bao tay vào để đảm bảo vệ sinh, không dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn chín và sống với nhau. Đối với thức ăn đã nấu chín nên dùng hết trong 1-2 ngày, không nên để lâu hơn.

Không để thực phẩm gần những nơi như nhà vệ sinh, cống rãnh… sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Với chén đĩa sau khi ăn nên rửa sạch, để ở nơi khô ráo, lau khăn mềm khi có nhu cầu sử dụng.

Vệ sinh nhà bếp thường xuyên, tạo sự khô thoáng, sạch sẽ do ở nhà bếp thường có nhiều điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây hại cho cơ thể người.

Rửa tay trước khi ăn

Bàn tay thường tiếp xúc với nhiều thứ trong môi trường sống xung quanh. Để đảm bảo vệ sinh tốt nhất, phòng ngộ độc, bạn nên rửa tay sạch với nước và xà phòng trước khi bắt đầu ăn uống hoặc chế biến thực phẩm.

Rửa tay trước khi ăn và chế biến thực phẩm

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Ngày Tết rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng ngộ độc là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu.... Nếu bị nặng có thể người bệnh thấy khó thở, tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê.

Với người lớn khi thấy các dấu hiện trên cần uống nhiều nước và thậm chí móc họng cho thức ăn nhiễm độc tống ra ngoài, sau đó dùng thuốc điện pha giải nước để bù lại lượng nước.

Với trẻ nhỏ không nên để bị nôn hoặc để bị sặc. Cho bé nằm đầu thấp, nghiêng một bên. Bệnh nhân ngưng thở cần sơ cứu kịp thời hà hơi thổi ngạt và ấn tim, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để xử lý tiếp.

Với 5 mẹo phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết sẽ giúp ích cho bạn trong những ngày Tết sắp đến để đón một năm mới an toàn, sức khỏe dồi dào.

Khuyên Vũ

Theo Tạp chí Sống Khoẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/phong-tranh-ngo-doc-thuc-pham-ngay-tet-chuyen-khong-bao-gio-thua-24961/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY