Khoa học hôm nay

Phòng, tránh thiên tai tại Hà Nội: Cảnh giác, chủ động nhiều giải pháp

(HNM) - Theo Giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Võ Văn Hòa, thời tiết, thiên tai thời gian tới tại thành phố Hà Nội còn phức tạp, khó lường, cần theo dõi chặt chẽ để chủ động triển khai biện pháp phòng, tránh.

(hnm) - từ đầu năm đến nay, hà nội đã xuất hiện một số loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của người dân. theo giám đốc đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng bắc bộ võ văn hòa, thời tiết, thiên tai thời gian tới tại thành phố hà nội còn phức tạp, khó lường, cần theo dõi chặt chẽ để chủ động triển khai biện pháp phòng, tránh.

Ảnh: Kim Văn

- thưa ông, từ đầu năm đến nay, hà nội đã xuất hiện nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan, bất thường?

- đúng vậy! do biến đổi khí hậu nên hà nội và nhiều nơi khác đang chịu tác động bởi nhiều loại hình thời tiết, thiên tai không tuân theo quy luật. cụ thể, đến giữa tháng 5, hà nội vẫn chịu ảnh hưởng đợt không khí lạnh với cường độ mạnh. đầu tháng 6, hà nội mới xuất hiện đợt nắng nóng đầu tiên, trong khi quy luật nhiều năm là nửa cuối tháng 5. tổng lượng mưa trong tháng 2 năm nay cao gấp 4-5 lần cùng kỳ trung bình nhiều năm. tổng lượng mưa trong 3 ngày (từ 22 đến 24-5) đạt 174-327mm, xấp xỉ lượng mưa cả tháng 5 trong nhiều năm qua. đặc biệt hơn, chỉ trong 2 giờ mưa chiều 29-5, tổng lượng mưa đạt 120-180mm, gây ngập úng nhiều tuyến phố nội thành…

Theo quy luật, từ ngày 21-5 đến khoảng ngày 5-6, trên các sông Hà Nội thường xuất hiện lũ tiểu mãn với biên độ lũ lên trung bình 1-2m. Tuy nhiên, năm 2022, biên độ lũ trên các sông: Tích, Bùi, Cà Lồ lên 2,6-5m với đặc điểm lên nhanh, xuống chậm, kéo dài nhiều ngày. Đây là hiện tượng rất đặc biệt và rất ít xảy ra. Hạ lưu hệ thống sông Hồng, từ ngày 11 đến 21-6 xuất hiện trận lũ có biên độ lũ lên rất lớn 3,7-4,7m, mức cao nhất trong vòng 17 năm cùng thời kỳ gần đây. Đặc biệt, mới đầu mùa lũ nhưng các hồ thủy điện tuyến trên đã mở cửa xả điều tiết; trong đó, hồ Hòa Bình mở 5 cửa xả đáy, hồ Tuyên Quang mở 2 cửa…

- Trong tháng 7 và những tháng còn lại của năm 2022, tình hình khí tượng, thủy văn tại Hà Nội sẽ như thế nào, thưa ông?

- Năm 2022, bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm và khả năng có 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội. Từ tháng 7 đến tháng 9, Hà Nội có khả năng xảy ra 3-4 đợt mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa cao hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm. Về nắng nóng, từ nay đến giữa tháng 8, Hà Nội còn khả năng xuất hiện 4-5 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất 37-39 độ C.

Về thủy văn, đỉnh lũ năm 2022 ở hạ lưu hệ thống sông Hồng sẽ cao hơn năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn mức báo động cấp I. Trên sông Đáy và các sông nội đồng, đỉnh lũ năm 2022 cao hơn đỉnh lũ năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn mức báo động cấp II, có sông trên mức báo động cấp III. Chúng tôi cảnh báo, từ tháng 7 đến tháng 10 là mùa mưa, bão, lũ nên Hà Nội có khả năng xảy ra nhiều trận mưa lớn đến rất lớn, gây ngập lụt nhiều tuyến phố…

- Theo ông, có phải dự báo mưa lớn, ngập lụt, lốc, sét... đang là thách thức đối với ngành Khí tượng thủy văn?

- Đúng vậy! Dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng ngành Khí tượng thủy văn đang gặp phải một số khó khăn liên quan đến công tác dự báo, cảnh báo các loại thời tiết, thủy văn có tính định lượng với mức độ chi tiết đến cấp quận, huyện và nhỏ hơn là xã, phường. Đặc biệt là khó khăn trong công tác dự báo, cảnh báo mưa lớn (cục bộ, diện rộng); dự báo, cảnh báo ngập lụt đô thị và các vùng trũng thấp trên khu vực Hà Nội; dự báo cảnh báo dông, lốc sét, gió mạnh. Ngoài các khó khăn nói trên, việc không có đầy đủ thông tin cập nhật về hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn cũng làm giảm hiệu quả phục vụ của các bản tin dự báo, cảnh báo.

Để đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng cao của người dân và cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp, đài đã và đang đầu tư tăng dày mạng lưới đo mưa và áp dụng hệ thống hỗ trợ dự báo khí tượng smart met, mô hình dự báo, cảnh báo ngập lụt đô thị vào dự báo nghiệp vụ...

- thời gian qua, đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng bắc bộ đã phối hợp như thế nào với cơ quan phòng, chống thiên tai thành phố hà nội, thưa ông?

- Đài thường xuyên cung cấp đầy đủ, kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn từ thời hạn hằng ngày, 10 ngày, hằng tháng đến thời hạn mùa (6 tháng); các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn nguy hiểm…

Đặc biệt trong thời gian thực hiện kế hoạch lấy nước gieo cấy lúa vụ đông xuân và đợt mở cửa xả đáy hồ thủy điện, đài đã tăng cường quan trắc, đo đạc; theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến thủy văn trên các hệ thống sông: hồng, đà, đuống, đáy; phát bản tin dự báo thủy văn phục vụ lấy nước gieo cấy, dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt; cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin đến ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố theo quy định và đột xuất...

- Trân trọng cảm ơn ông!

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1035395/phong-tranh-thien-tai-tai-ha-noi-canh-giac-chu-dong-nhieu-giai-phap)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY