Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Phòng tránh thừa cân, béo phì gây rối loạn giấc ngủ

Béo phì là thuật ngữ y khoa nhằm chỉ tình trạng thừa cân và có nhiều mỡ trong cơ thể.

Béo phì ảnh hưởng nhiều nhất là các bệnh tim mạch chuyển hóa, ngoài ra thừa cân béo phì còn ảnh hưởng đến và tăng nguy cơ của các rối loạn về giấc ngủ, như ngáy ngủ và ngưng thở khi ngủ cho đến hội chứng chân không nghỉ khi ngủ.

ngáy ngủ: một trong thường gặp nhất do thừa cân béo phì là chứng ngáy ngủ. nguyên nhân của ngáy ngủ có thể do có sự cản trở trên đường thở như áp lực đè lên đường thở do béo phì, amiđan to ra hoặc các tổ chức bạch huyết tăng sinh, lệch vách ngăn mũi, hoặc lưỡi lớn...

chứng ngưng thở lúc ngủ: khi đường thở tắc nghẽn sẽ dẫn đến ngưng thở hay gặp ở những người béo phì. có những triệu chứng phiền toái kèm theo chứng ngưng thở khi ngủ ban đêm như buồn ngủ ban ngày quá mức, các vấn đề về tập trung, trí nhớ và tâm trạng. ngoài ra còn có những hiệu ứng nghiêm trọng hơn như làm tăng nguy cơ suy tim, tăng huyết áp và tiểu đường. ngưng thở khi ngủ tương quan thuận với nguy cơ đột quỵ và đột tử. nếu là trẻ em thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển.

giảm thông khí: khó thở vào ban đêm có thể dẫn đến tình trạng cơ thể giữ lại nhiều carbon dioxide hơn bình thường. carbon dioxide thường được đẩy ra khỏi cơ thể khi chúng ta hít thở sâu đầy đủ. ở một số người thừa cân béo phì, điều này bị cản trở trong đến mức cơ thể không có đủ lượng ôxy sau khi tỉnh dậy. tình trạng này được gọi là hội chứng giảm thông khí do béo phì. giảm thông khí làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch cũng như tăng nguy cơ Tu vong.

hội chứng chân không nghỉ: hội chứng chân không nghỉ đặc trưng bởi sự khó chịu ở chân vào buổi tối đi kèm với sự thôi thúc chuyển động chân để làm giảm triệu chứng. có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn của hội chứng chân không nghỉ, trong đó có liên quan đến béo phì. một số nghiên cứu cho thấy dopamine, một chất hóa học trong não có thể tham gia cơ chế bệnh sinh của hội chứng chân không nghỉ.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tránh đồ ngọt, thực phẩm tinh bột, chế biến sẵn để phòng thừa cân, béo phì.

Ngược lại, một số rối loạn về giấc ngủ có thể góp phần vào chứng béo phì. một rối loạn hay gặp là rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ. trong rối loạn này, người bị ảnh hưởng trở nên ăn nhiều lần hơn và ăn với số lượng lớn hơn. các loại thực phẩm tiêu thụ có xu hướng nhiều calo và đường. nghiên cứu cho thấy giấc ngủ không đầy đủ có thể dẫn đến những thay đổi nội tiết tố làm gián đoạn sự trao đổi chất. hơn nữa, giấc ngủ bị gián đoạn có thể dẫn đến kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. do đó, ngủ không đủ giấc hoặc ngủ có chất lượng kém có thể làm tăng cân nặng và tăng quá trình tích mỡ. theo nghiên cứu và thực tiễn, giảm 10% trọng lượng cơ thể của bạn có thể làm giảm một số vừa nêu.

Chế độ ăn kiêng: Ăn nhiều trái cây và rau xanh. Bạn cũng không nên loại carbohydrate khỏi chế độ ăn uống hàng ngày vì đó là nguồn năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, tránh loại chế biến sẵn và tinh bột vì dễ tăng cân. Nên ăn gạo lứt, bánh mì đen và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Tiêu thụ ít sữa và các sản phẩm sữa nhiều chất béo. Cắt giảm đường, vì đường là nhân tố đóng góp chính cho BMI cao hơn. Không ăn quá 12 muỗng cà phê đường/ngày. Tránh thức uống có vị ngọt và luôn luôn kiểm tra nhãn thực phẩm có hàm lượng đường cao. Tránh các thực phẩm chế biến vì chúng không chỉ có lượng carb (carbohydrate) cao, mà còn chứa lượng đường và muối không tốt. Ăn nhiều thức ăn hơn nhu cầu cơ thể của bạn có thể dẫn đến tăng cân. Để khắc phục điều này, giảm lượng calo hàng ngày của bạn. Ăn một bữa sáng lành mạnh: Có một bữa sáng lành mạnh giúp trao đổi chất tốt và sẽ cung cấp cho bạn năng lượng cần cho cả ngày. Thêm vào đó, một bữa sáng lành mạnh cũng sẽ ngăn chặn cơn thèm ăn dẫn đến ăn uống quá nhiều không cần thiết. Không nên ăn sau 8 giờ tối vì sự trao đổi chất trong cơ thể của bạn chậm lại vào buổi tối.

Tập luyện: Sống một lối sống tích cực và lành mạnh là cách hiệu quả, an toàn để giảm BMI và đạt được mục tiêu giảm cân của bạn. Hãy dành ít nhất 60 phút tập thể dục mỗi ngày, tối thiểu tập 5 ngày một tuần. 30 phút tập thể dục aerobic là đã tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn muốn giảm BMI và giảm cân, bạn nên tập thể dục ít nhất 60 phút. Bạn có thể chọn các hoạt động thể dục thể thao mà bạn thích, chẳng hạn như quần vợt, đi xe đạp hoặc aerobic. Nếu bạn muốn tăng tốc độ trao đổi chất của bạn và đốt cháy nhiều calo hơn, bạn nên thực hiện tập luyện có sức đề kháng ít nhất 2 lần một tuần. Thực hiện các bài tập nhắm mục tiêu vào các nhóm cơ lớn của bạn bao gồm ngực, chân, lưng, bụng, cánh tay. Nếu bạn không thể có thời gian để đi đến phòng tập thể dục, hãy tìm cách để hoạt động thay thế. Đi cầu thang thay vì sử dụng thang máy; đậu ôtô xa nơi làm việc và đi bộ phần đường còn lại. Nếu bạn ngồi tại bàn làm việc cả ngày, hãy nghỉ ít nhất 5 phút sau 30 phút ngồi yên để vận động tay chân và đi bộ quanh phòng.

Ngủ ít nhất 6 giờ nhưng không quá 8 giờ mỗi đêm. Tránh stress vì điều này có thể dẫn đến ăn quá nhiều và chuyển hóa chậm hơn. Tập luyện yoga và một số kỹ thuật thiền. Tìm kiếm tư vấn để giải quyết vấn đề cảm xúc hoặc hành vi dẫn đến ăn quá nhiều và các vấn đề ăn uống khác. Cười và có thái độ sống tích cực mỗi ngày.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phong-tranh-thua-can-beo-phi-gay-roi-loan-giac-ngu-n152368.html)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY