Ở những phụ nữ mang thai, có hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân, đó là: sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần, l
Tôi đang mang thai con đầu lòng tháng thứ tám. Gần đây, chân tôi phù rất to làm tôi thấy lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp, hiện tượng này có nguy hiểm không và cách khắc phục.
Lại Thị Phúc (Thái Nguyên)
Ở những phụ nữ
mang thai, có hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân, đó là: sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần, làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm máu khó trở về tim. Một yếu tố khác khá quan trọng là sự rối loạn của các nội tiết tố nữ trong thời kỳ
mang thai làm giãn thành của tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.
Máu ứ trệ sẽ tăng áp lực trong tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời, càng gần đến ngày sinh, thai phụ càng bị phù nhiều hơn, các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy, giãn ra và không hồi phục ngay cả sau khi sinh.
Sau khi sinh, phù chân sẽ giảm nhiều do giảm đáng kể áp lực trong ổ bụng làm cho máu chảy về tim dễ dàng hơn. Nhưng trong quá trình
mang thai, do không được điều trị đúng mức, các van tĩnh mạch có thể bị suy đóng không kín, thành tĩnh mạch đã bị giãn nên để lại di chứng cho bệnh nhân.
Để khắc phục tình trạng này, thai phụ cần phải theo dõi sát sự phát triển của bào thai, tránh tâm lý bồi dưỡng cho thai phụ nhiều chất bổ dưỡng quá làm thai quá to, không những gây phù chân mà còn khó khăn trong việc sinh nở. Hạn chế ăn mặn vì sẽ tăng áp lực lên thận. Khi bị sưng phù nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi (gạo nếp, khoai lang, hành tây, khoai tây...), để đảm bảo không gây đầy hơi, lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề. Không nên mang giày dép quá chật, không nên đứng lâu, khi nằm cần gác chân cao trên gối.
Bác sĩ Thanh Thủy