12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Phụ nữ mang thai và cho con bú có được tiêm vaccine? Đã có hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về vấn đề này

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine COVID-19, trong đó có hướng dẫn rõ đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Trong hướng dẫn mới, những người trên 18 tuổi, khoẻ mạnh đủ các điều kiện tiêm, đều được tiêm vaccine.

Hướng dẫn này cũng chú trọng vào công tác khám sàng lọc, yêu cầu nhân viên y tế phải hỏi rõ tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe hiện tại và khám xem người đến tiêm có sốt hay mắc các bệnh cấp tính, mạn tính đang tiến triển không, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý COVID-19.

Trong hướng dẫn mới của Bộ Y tế, những người trên 18 tuổi, khoẻ mạnh đủ các điều kiện tiêm, đều được tiêm vaccine - (Ảnh: Internet).

Với người có tiền sử tiêm vaccine COVID-19, nhân viên y tế cần khai thác chính xác loại vaccine đã tiêm và thời gian tiêm cụ thể.

Với người có tiền sử dị ứng, nhân viên y tế cần hỏi cụ thể xem dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Dị ứng nặng, bao gồm cả phản vệ; Tiền sử dị ứng với vaccine và bất kỳ thành phần nào của vaccine không.

Ngoài ra, cần lưu ý đến tiền sử mắc COVID-19, tiền sử suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đang điều trị hóa trị, xạ trị hoặc tiền sử rối loạn đông máu...

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần lưu ý 2 vấn đề

Với phụ nữ mang thai, nhân viên y tế cần hỏi kĩ tuổi thai nhi, giải thích rõ nguy cơ và lợi ích cho người mẹ. Nên cân nhắc tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất cứ nguy cơ nào đối với mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, cần lưu ý cả phụ nữ mang thai và cho con bú đều chống chỉ định với vaccine Sputnik V.

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần tuổi và phụ nữ đang cho con bú đều có thể tiêm vaccine COVID-1, trừ Sputnik V - (Ảnh: Internet).

Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng cần đánh giá lâm sàng để phát hiện những bất thường về dấu hiếu ống: Đo thận nhiệt, huyết áp, đếm mạch tất cả những người đến tiêm; Đếm nhịp thở ở những người có bệnh nền.

Quan sát toàn trạng để đánh giá mức độ tri giác bằng cách hỏi những câu hỏi về bản thân người đến tiêm. Lưu ý những người có bệnh nền nặng nằm liệt giường, mất tri giác, mất năng lực hành vi, ghi nhận bất kỳ biểu hiện bất thường nào quan sát thấy ở người đến tiêm để hỏi lại về tiến sử sức khỏe.

Theo hướng dẫn mới ban hành của Bộ Y tế, việc tiêm vaccine COVID-19 được thực hiện như sau:

- Chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng.

- Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng.

- Chuyển tiêm đên cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ cho những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào.

- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần tuổi sau khi được giải thích nguy cơ, lợi ích, nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại các cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

- Không chỉ định tiêm cho những người có tình trạng chống chỉ định tiêm chủng.

Như vậy, theo hướng dẫn mới, phụ nữ mang thai và cho con bú đều có thể tiêm vaccine ngừa COVID-19. Vì thế, các bà mẹ nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, để có quyết định sớm trong việc tiêm chủng.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/phu-nu-mang-thai-va-cho-con-bu-co-duoc-tiem-vaccine-da-co-huong-dan-moi-nhat-cua-bo-y-te-ve-van-de-nay-31708/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY