12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Phức tạp với chứng - nhớ nhớ quên quên

Quên đường, quên đồ, quên chồng, quên con... và quên cả mình là những chuyện thật như bịa mà nhiều người bước vào tuổi xế chiều gặp phải.

Nhiều ông chồng đã vui miệng nói về vợ mình rằng: "Bà xã mình cất đồ ở đâu thì đừng có mong mà tìm thấy. Chính bà còn tìm không ra nó đang trốn chỗ nào, thì làm sao mà mình có thể thấy mà tóm lôi được nó ra chứ''.

Rồi lại có nhiều người ra đường, dù ngay gần nhà nhưng cứ loay hoay mãi mà vẫn đi từ đường này sang đường kia và ngược lại, cuối cùng cứ đi vòng vòng mà không về tới nhà được.

Những chuyện này nói ra chẳng ai tin, nhưng nó có thật và có khi chính xác lên tới 1000%. Xem ra chẳng có người lớn tuổi nào dám bảo mình minh mẫn lắm và chẳng khi nào quên cái gì.

Ảnh minh họa

Quên là bệnh phổ biến

Theo thời gian, não con người phải trải qua một quá trình lão hóa, chính vì thế tuổi tác là một trong những yếu tố chính gây nguy cơ của bệnh quên. Biểu hiện đầu tiên của bệnh quên là người bệnh gặp khó khăn trong việc sử dụng các vật dụng hàng ngày khi hay để quên đâu đó, trong việc sử dụng phương tiện giao thông khi dễ bị lầm đường lạc lối và mất kỹ năng giao tiếp khi không nhớ được tên người hay câu chuyện muốn nói.

Quên là triệu chứng sớm của suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ tiến triển chậm trong nhiều năm. Có nhiều loại mất trí nhớ do kết hợp với các rối loạn thần kinh như bệnh Alzheimer, tai biến mạch máu não, tâm thần, trầm cảm, stress, suy nhược thần kinh, mất ngủ... Nhưng nhiều người lớn tuổi, khoẻ mạnh cũng thường phàn nàn về chứng hay quên của mình.

Thường nguyên nhân bệnh là do: Lao động quá sức, bệnh xơ cứng động mạch và bệnh tâm thần thường gặp phải ở tuổi trung niên, chế độ ăn nghèo nàn khiến não bị suy dinh dưỡng. Đặc biệt với thời đại công nghiệp, thì lối sống nhanh và mức độ cơ giới hóa cao cũng trở thành thủ phạm gây suy giảm trí nhớ.

Những đồ ăn nhanh, những hộp cơm có thừa chất béo song lại thiếu dinh dưỡng và không đủ lượng protein cần thiết chẳng thể trợ giúp chức năng não. Phơi mình dưới những tia phóng xạ làm não bị tổn hại là những sự thực đáng sợ với căn bệnh nhớ nhớ quên quên.

Chữa trị phức tạp

Theo các nghiên cứu mới nhất của y học, chứng nhớ nhớ quên quên có thể điều trị khỏi khi nhiều cuộc điều tra có qui mô trên toàn thế giới của y học đã khẳng định rằng bệnh nhớ nhớ quên quên ở giai đoạn đầu thì có thể điều trị khỏi hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Do đó, khi thấy có biểu hiện quên, nên đi khám ngay để được xác định mức độ quên, tìm các yếu tố có nguy cơ gây bệnh và điều trị bệnh.

Ảnh minh họa

Suy giảm trí nhớ xảy ra bất cứ lúc nào và chẳng thể định đoán trước được. Có khi đang ngồi với bác sĩ hoặc đi mua thuốc trị bệnh mà nhiều người cũng cứ lúc nhớ lúc quên nên cũng khó mà “bắt mạch” cho đúng.

Trí nhớ là sự lưu trữ thông tin trong hệ thống thần kinh trung ương, từ việc ghi nhận thông tin, lưu trữ thông tin cho đến tìm kiếm và truy xuất thông tin, nên sự suy giảm trí nhớ có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào mà chúng ta không thể biết trước, việc chữa trị cũng cần có thêm nhiều thời gian để mà xác định cho chính xác.

Hiện nay, rất nhiều thuốc điều trị đặc hiệu cho các chứng quên như quên do sa sút trí tuệ, quên sau tai biến mạch máu não, quên thông thường ở người lớn tuổi, quên do các bệnh trầm cảm và stress...

Một quan niệm mới về điều trị đã được đưa ra là dùng các thuốc chống thoái hóa não như vitamin E, vitamin C, Gingo giloba (được chiết xuất từ cây bạch quả)... Đây là những thuốc có tác dụng chống ôxy hóa giúp bảo vệ tế bào, đặc biệt giúp các tế bào não tránh khỏi tác hại của quá trình thoái hóa não. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng cải thiện tuần hoàn não nên cũng được dùng để điều trị chứng quên và suy giảm nhận thức sau tai biến mạch máu não.

5 điều nên làm để rèn trí nhớ

1. Duy trì cuộc sống xã hội tích cực: tham gia vào các công việc xã hội, tiếp xúc và chia sẻ với mọi người. Một cuộc sống tích cực và đều đặn sẽ mang lại cho bạn cảm giác bình an và thoải mái.

2. Hoạt động thể lực nhiều: siêng năng chơi thể thao hàng ngày. Một thân thể khỏe mạnh làm cho bạn một trí óc khỏe mạnh.

3. Biết cách khống chế stress: đừng để công việc đến quá nhiều và dồn dập. Hãy giải quyết công việc bằng cách sắp xếp thứ tự cho chúng. Tập trung làm cho xong một việc rồi mới chuyển sang việc khác. Việc sắp xếp công việc khoa học sẽ giúp bạn khống chế được sự căng thẳng.

4. Luyện tập trí nhớ: hãy tập nhớ một điều gì đó bằng cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Khi điều đó đã ở “nghiễm nhiên” nằm trong đầu, thì bạn sẽ khó mà quên được.

5. Chỉ nên nhớ những điều gì thật quan trọng: không nên nhớ tất cả mọi thứ, trí óc cũng giống như bộ nhớ máy tính, nó sẽ đầy và bạn sẽ phải bỏ bớt đi những gì không cần thiết. Lúc đó thì bạn chỉ còn lưu lại trong trí óc hay bộ nhớ những gì thật quan trọng.

Vũ Vũ

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/phuc-tap-voi-chung--nho-nho-quen-quen-20581/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY