Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng Tây Y

Chữa viêm da cơ địa bằng Tây y sử dụng Thu*c uống, Thu*c bôi ngoài hoặc quang trị liệu. Đây là phương pháp được điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn cao

chữa viêm da cơ địa bằng tây y là biện pháp phổ biến, được nhiều người lựa chọn. phương pháp này sử dụng nhiều loại Thu*c đường uống, bôi ngoài da hoặc quang trị liệu. thông thường, sau khi chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng loại Thu*c nào để điều trị cho người bệnh.

Các loại Thu*c chữa viêm da cơ địa theo Tây y

Thu*c chống viêm

Thu*c chống viêm được sử dụng để giảm viêm, cung cấp độ ẩm tại các vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa.

# Thu*c mỡ hydrocortisone 1% (Cortaid)

Đây là một loại Thu*c corticosteroid tại chỗ nhẹ, nó có công dụng kháng hóa cùng glucocorticoid và hoạt động chống viêm. Sử dụng Thu*c mỡ hydrocortisone 1% từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

# Thu*c bôi Betamethasone (Beta-Val)

Betamethasone là một loại corticosteroid tại chỗ giúp giảm viêm bằng cách ngăn chặn sự di chuyển của bạch cầu đa nhân và đảo ngược tính thấm mao mạch. Thu*c bôi ngoài da này còn ảnh hưởng đến việc sản xuất lymphokine và có tác dụng ức chế tế bào Langerhans. Sử dụng Thu*c bôi từ 0.05 – 0.1% ở người lớn và 0.05% ở trẻ em.

# Thu*c bôi Triamcinolone

Thu*c bôi tại chỗ Triamcinolone có công dụng ngăn chặn sự phóng thích những hóa chất gây viêm trong cơ thể. Ngoài ra nó còn ức chế miễn dịch, chống dị ứng. Áp dụng Thu*c lên những khu vực bệnh từ 2 – 4 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thu*c kháng histamin

Thu*c kháng histamine giúp giảm triệu chứng ngứa do liên quan đến nổi mề đay cấp tính ở bệnh nhân viêm da cơ địa.

# Hydroxyzine (Atarax)

Đây là một loại Thu*c kháng histamin có công dụng chống ngứa, an thần nhẹ. Hydroxyzine ngăn chặn các thụ thể histamine và do đó ngăn chặn những hành động gây dị ứng của histamin, đặc biệt là gây ngứa. Liều dùng tham khảo như sau:

    Người lớn: 25 mg từ 3 – 4 lần mỗi ngày

# Diphenhydramine (Benadryl)

Diphenhydramine là một loại Thu*c kháng histamin được dùng để làm giảm tạm thời triệu chứng ngứa ở người viêm da cơ địa. sử dụng liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn hoặc chỉ định của bác sĩ. đây chỉ là liều dùng tham khảo:

    Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 25 mg đến 50 mg (1 đến 2 viên).

Thu*c ức chế miễn dịch

Thu*c này được sử dụng điều trị cho bệnh nhân viêm da cơ địa nặng, không đáp ứng với biện pháp điều trị thông thường.

# Cyclosporine (Neoral, Sandimmune)

Thu*c này được chứng minh là hữu ích với những bệnh rối loạn da, đặc biệt sử dụng cho người bị viêm da cơ địa và chống chỉ định với phương pháp điều trị toàn thân khác. liều dùng khởi đầu là 2.5 milligram mỗi kilogram (mg/kg), có thể tăng 0.5 mg/kg/ngày sau 4 tuần nhưng không sử dụng tối đa 4 mg/kg/ngày. ngừng sử dụng Thu*c này nếu triệu chứng không cải thiện sau 6 tuần.

# Methotrexate (Folex PFS, Rheumatrex)

Methotrexate là một chất chống dị ứng ức chế dihydrofolate reductase, do đó cản trở quá trình tổng hợp dna và tái tạo tế bào. thường được sử dụng cho người mắc bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa nặng. Thu*c thường đáp ứng điều trị sau khoảng 3 – 6 tuần dùng Thu*c. có thể điều chỉnh liều dần dần để đạt phản ứng tốt nhất.

# Thu*c mỡ Tacrolimus (Protopic) 0,03% hoặc 0,1%

Thu*c mỡ tacrolimus được sử dụng trên da điều trị bệnh viêm da cơ địa ở những bệnh nhân không đáp ứng tốt với các loại Thu*c khác. Thu*c này hoạt động bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch của da, từ đó làm giảm phản ứng dị ứng. xoa Thu*c nhẹ nhàng lên da 2 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

# Azathioprine (Azasan, Imuran)

Azathioprine là một loại Thu*c ức chế miễn dịch, có sẵn ở dạng viên nén uống. Thu*c được chỉ định một mình hoặc kết hợp với corticosteroid (hoặc Thu*c khác) để điều trị bệnh viêm da cơ địa nặng hoặc bệnh nhân không dung nạp steroid, phụ thuộc vào steroid, không đáp ứng điều trị. liều khởi đầu thường là 1-3mg/kg/trọng lượng cơ thể/ngày và được điều chỉnh sau khi đáp ứng lâm sàng.

Thu*c ức chế Interleukin

Interleukin (il), 4, il-5 và il-13 đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây viêm da dị ứng. do đó, bác sĩ sẽ chỉ định Thu*c chống interleukin mà phổ biến nhất là Thu*c dupilumab.

# Dupilumab (Dupixent)

Dupilumab là một kháng thể đơn dòng ức chế tín hiệu il-4 và il-13 bằng cách chặn il-4ra. nó được chỉ định cho người lớn bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng. đặc biệt là bệnh không được kiểm soát đầy đủ bằng các liệu pháp theo toa tại chỗ hoặc khi những phương pháp điều trị đó không được khuyến khích. Thu*c được sử dụng dưới dạng tiêm dưới da cứ sau 2 tuần.

Dupilumab có thể được sử dụng có hoặc không có corticosteroid tại chỗ. Nó cũng được dùng chung với các Thu*c ức chế calcineurin tại chỗ, nhưng chỉ được dành riêng cho các khu vực có như mặt, cổ, V*ng k*n và vùng Sinh d*c.

Thu*c ức chế Phosphodiesterase-4 (PDE-4) tại chỗ

Một chất ức chế pde-4 tại chỗ là một lựa chọn không steroid trong điều trị viêm da dị ứng. Thu*c bôi crisaborole (eucrisa) thường được sử dụng trong trường hợp này.

# Thu*c bôi Crisaborole (Eucrisa)

Thu*c này được chỉ định cho viêm da dị ứng nhẹ đến trung bình ở người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. các chất ức chế pde-4  trong Thu*c cho phép adenosine monophosphate (camp) theo chu kỳ vẫn còn nguyên để giảm đáp ứng tiền viêm (ví dụ, giải phóng cytokine) liên quan đến viêm da cơ địa.

Thu*c kháng vi-rút

Thu*c chống vi-rút được dùng cho những tình huống cụ thể như bệnh viêm da cơ địa từ vừa đến nặng.

# Acyclovir (Zovirax)

Đây là một loại Thu*c ức chế hoạt động của cả hsv-1 và hsv-2. bệnh nhân viêm da cơ địa có thể giảm đau hơn và giải quyết nhanh các tổn thương ở da nếu được sử dụng Thu*c trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. acyclovir có thể ngăn chặn sự bùng phát tái phát.

Thu*c kháng sinh

Thu*c kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng lâm sàng do s aureus, lây lan tại khu vực bệnh. nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn s aureus thường xâm chiếm da của người bị viêm da cơ địa. các loại Thu*c kháng sinh thường được sử dụng gồm:

    Cephalexin (Keflex) có tác dụng ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

Tia cực tím và quang trị liệu

Liệu pháp ánh sáng được sử dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa ở mức độ nghiêm trọng, không đáp ứng các biện pháp điều trị khác. theo hiệp hội bệnh viêm da cơ địa, khoảng 70% bệnh nhân đã được cải thiện các triệu chứng sau khi xạ trị.

Liệu pháp ánh sáng điều trị viêm da cơ địa phổ biến nhất là uvb. phương pháp điều trị được thiết kế riêng phù hợp cho loại da, lượng sắc tố, mức độ bệnh. thông thường bệnh nhân sẽ bắt đầu với ba tuổi một tuần, các khóa trị liệu bằng ánh sáng kéo dài từ 3 đến 5 tháng. nên được thực hiện với sự giám sát của bác sĩ có kinh nghiệm.

Mặc dù mang đến hiệu quả nhưng quang trị liệu chỉ là phương pháp điều trị bậc hai. nếu việc sử dụng Thu*c steroid tại chỗ và Thu*c ức chế calcineurin tại chỗ thất bại, thì liệu pháp quang có thể được sử dụng như một liệu pháp duy trì.

Phương pháp điều trị tây y khác

Probiotic đã được khuyến cáo là một lựa chọn để điều trị viêm da cơ địa. vì chúng có thể tạo ra phản ứng miễn dịch ức chế sự phát triển của việc sản xuất kháng thể ige dị ứng. tổ chức dị ứng thế giới đã khuyến nghị sử dụng men vi sinh để ngăn ngừa sự phát triển viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai và cho con bú. bởi men vi sinh được chứng nhận là giảm 9% tỷ lệ mắc bệnh với phụ nữ mang thai và 5% với phụ nữ cho con bú.

Việc áp dụng biện pháp chữa viêm da cơ địa bằng tây y nên được chỉ định và hướng dẫn từ phía bác sĩ có chuyên môn. người bệnh hạn chế tự ý sử dụng Thu*c để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.

thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ chuyên khoa.

Tìm hiểu thêm: Bị viêm da cơ địa tắm lá gì?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-viem-da-co-dia-bang-tay-y)

Tin cùng nội dung

  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • Cách nay 3 năm, tôi có mỗ trĩ ngoại và thắt búi trĩ nội. Nay lại bị trĩ nội độ 2 dù không bị táo bón, không ra máu, không rượu bia. Nếu tôi muốn mổ Longo thì có hết hẳn không và phí tốn khoảng bao nhiêu? Xin cảm ơn! (Thế Toàn, 58 tuổi - TPHCM)
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Trong Đông y, để chữa chứng đái dầm có một phương pháp rất độc đáo, đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà có khi lại thu được kết quả không ngờ, đó là cách đắp Thu*c vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY