Kinh tế xã hội hôm nay

Phút trải lòng của chiến sỹ áo trắng tại nơi điều trị nhiều bệnh nhân nhiễm nCoV nhất nước

MangYTe - Không ngại gian khổ, không sợ nhiễm dịch, trong những ngày qua đội ngũ y, bác sĩ và điều dưỡng viên tại các bệnh viện, trung tâm y tế luôn dốc hết hức mình để chữa trị, chăm sóc các bệnh nhân dương tính với nCoV.

"Nếu chúng tôi cũng sợ thì ai sẽ cứu người bệnh?"

Tính đến thời điểm hiện tại, Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều ca nhất cả nước, với 9/14 trường hợp, trong đó có 7 người ở huyện Bình Xuyên. Các bệnh nhân này đang được cách ly đặc biệt và tình hình sức khỏe vẫn đang tiến triển tốt.

Những ngày này, có mặt tại Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên – nơi đang cách ly dương tính với nCoV ai cũng thấy được không khí hối hả, tất bật của cán bộ, y, bác sỹ bệnh viện và các lực lượng chức năng.

Khung cảnh tại đây cũng khác hẳn ngày thường, biển cảnh báo và hàng dài giây băng giăng kín từ cổng dẫn tới khu vực cách ly đặc biệt. Sau hàng dây đó, bất kỳ ai muốn bước qua đều ngay lập tức có người nhắc nhở và chỉ khi được sự đồng ý của lực lượng chức năng và phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.

Khu vực cách ly người dương tính với nCoV tại Trung tâm y tế Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).

Trong bộ đồ bảo hộ màu xanh, kín từ đầu đến chân, một điều dưỡng viên có tên K.T. của Trung tâm đang cầm những chiếc đèn sưởi, bóng thắp sáng để đưa tới khu phòng cách ly riêng biệt. Chị T. cho biết, công việc của chị một ngày 2 lần đo dấu hiệu sinh tồn (đo huyết áp, nhiệt độ cơ thể,...), lấy Thu*c theo chỉ định của bác sĩ, sau đó vệ sinh phòng cho các nhiễm nCoV.

Đến giờ ăn, người nhà sẽ đưa cơm thông qua điều dưỡng viên hoặc Trung tâm sẽ chuẩn bị đồ ăn, đảm bảo không cho người ngoài tiếp xúc. Quần áo của những người đang cách ly sẽ được ngâm hóa chất rồi mới đem ra ngoài môi trường.

Là những người thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với người nhưng đội ngũ y, bác sĩ và điều dưỡng viên tại đây vẫn lạc quan, bình tĩnh trước mọi chuyện. "Chỉ cần đảm bảo an toàn, tuân thủ quy trình bảo vệ thì không có gì đáng lo sợ quá nhiều. Rất may, sức khỏe các bệnh nhân đều ổn định và tốt lên từng ngày", một lãnh đạo của Trung Tâm y tế huyện Bình Xuyên chia sẻ.

Trong những ngày dịch bệnh xuất hiện, toàn bộ lực lượng cán bộ, nhân viện tại các bệnh viện, trung tâm, phòng khám trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được huy động tối đa, trực 24/24. Các điều dưỡng viên được bố trí thay phiên nhau chăm sóc các trường hợp dương tính với nCoV.

Trong lúc đang chia Thu*c cho cách ly đặc biệt, chị T. tâm sự: "Không ai muốn lây bệnh cả nhưng đây là công việc, trách nhiệm của chúng tôi thì phải hoàn thành thật tốt. Cá nhân tôi và toàn thể cán bộ, y bác sỹ không ai lo sợ những này, bởi chúng tôi là người nắm rõ nhất các nguy cơ và đã có biện pháp phòng ngừa tối đa. Nếu các y, bác sĩ và điều dưỡng viên đều sợ hãi bệnh dịch thì ai sẽ là người điều trị, giúp đỡ cho các kia".

Ngoài công việc của mình, tất cả các cán bộ, nhân viên y tế đều có gia đình. Khi các y, bác sỹ, cán bộ tại Trung tâm y tế được hỏi về những nghi ngại khi làm việc trong môi trường có nguy cơ cao thì họ có lo ngại sẽ mang mầm bệnh khi về nhà, tất thảy họ đều trả lời: "Cũng có những lo lắng nhưng trước ý thức tuân thủ nghiêm ngặt quy trình được đưa ra thì khó có nguy cơ mang mầm bệnh ra ngoài. Trước khi rời nơi làm việc chúng tôi đều tắm, gội, khử trùng sạch sẽ mới về.

Chúng tôi, ai nấy đều đồng cảm với những đang bị cách ly, thời điểm hiện tại họ không được nói chuyện với ai trừ chúng tôi, mọi sinh hoạt đều ở nơi này, quanh đi quẩn lại trong phòng. Có không ít người xuất hiện tâm lý sợ bị cộng đồng kì thị, không dám đi xét nghiệm".

"Chiến trường" thời bình tại khu cách ly đặc biệt

Tại một nơi khác được Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc thành lập "thần tốc" để đón những cách ly nCoV của huyện Bình Xuyên, những gì chúng tôi được chứng khiến là guồng quay hối hả không ngưng nghỉ. Mọi người làm việc ở Phòng khám đa khoa Quang Hà (Thị trấn Gia Khánh, huyện Bình Xuyên) đang tất bật, gấp rút thu dọn, vệ sinh toàn bộ đồ đạc. Khu cách ly mới dự kiến ban đầu gồm 60 giường bệnh và quy mô có thể lên đến 100 giường nếu tình hình dịch phức tạp hơn.

Chị T. là cán bộ của Phòng khám, miệng phân công công việc, tay dọn đồ không ngừng, thậm chí cơm đã được gọi nhưng chị quên cả ăn. "Mấy ngày nay nơi đây như chiến trường, chỗ chúng tôi nhân lực có hạn, lại toàn là nữ nên mọi việc khó khăn hơn. Mỗi người một việc, luôn chân, luôn tay, cố gắng hoàn thành thật nhanh công việc để có chỗ đón người bệnh" - chị T tranh thủ chia sẻ với chúng tôi.

Khu vực cách ly đặc biệt hiện có 5 người, trong đó 3 trường hợp dương tính nCoV, còn lại đang đợi kết quả. Nơi này cũng được đặt biển cấm và giây băng xung quanh, người ngoài không được đến gần trong bán kính ít nhất 3m. Tại phòng các luôn có lò sưởi và đèn chiếu sáng để đảm bảo nhiệt độ cho virus không phát triển mạnh. Người tiếp xúc gần với sẽ có một phòng riêng để khử khuẩn, sau đó mới được quay trở lại nơi làm việc bên ngoài.

Các cán bộ, nhân viên của Phòng khám đa khoa Quang Hà tâm sự: "Chỉ mong xã hội không kì thị những người đang nhiễm bệnh. Hy vọng nCoV nhanh qua đi để cuộc sống quay trở về bình thường. Bọn trẻ được đến trường học để chúng tôi yên tâm công tác. Người dân không nên quá hoang mang nhưng cũng đừng chủ quan, tự ý thức để bảo vệ chính mình và bản thân trước dịch bệnh".

Diễm Hằng - Phi Hùng

Cách để không hoang mang, lo lắng thái quá trước virus corona nCoV

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/phut-trai-long-cua-chien-sy-ao-trang-tai-noi-dieu-tri-nhieu-benh-nhan-nhiem-ncov-nhat-nuoc-2020021014554885.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY