Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc thông qua đối thoại
Hội người Việt Nam tại Kumamoto (Nhật Bản) hướng tới xây dựng cộng đồng vững mạnh
Các nhóm trẻ em cùng giáo viên nhà trường tham gia hội thảo trực tuyến tại các điểm |
Hội thảo được tổ chức kết hợp hình thức trực tiếp (tại hội trường trung tâm huyện Hoàng Su Phì) và trực tuyến thông qua các điểm cầu ở thành phố Hà Giang, Hà Nội và 06 trường dự án thuộc 04 xã Tụ Nhân, Chiến Phố, Tả Nhìu và Nấm Dẩn.
Trong những năm gần đây, các hiện tượng cực đoan của thời tiết và các loại hình thiên tai khác nhau đã và đang diễn ra hết sức phức tạp, bất thường và khó lường. Đã có tới 20/22 loại hình thiên tai cơ bản đã xuất hiện tại nước ta, ngoại trừ sóng thần và cháy rừng do tự nhiên. Nguy hiểm hơn khi có sự gia tăng cả về tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại. Các cơn bão, đặc biệt có cả siêu bão, kèm theo mưa rất lớn kéo dài gây ra tình trạng ngập lụt hoặc lũ quét, lũ ống và sạt lở đất trên diện rộng ở nhiều địa phương. Các loại hình thiên tai khác như mưa đá, rét đậm rét hại, hạn hán kéo dài, dông, lốc, sét… cũng diễn ra bất ngờ, khó dự báo, cảnh báo gây ra thiệt hại lớn về tài sản, tình trạng sản xuất, môi trường sinh thái và có cả thiệt hại về người. Theo con số thống kê trong 20 năm vừa qua, có đến hơn 300 người ch*t, mất tích và thiệt hại về kinh tế trên 15.000 tỷ đồng mỗi năm. Trong những năm tới, theo dự báo của các cơ quan nghiên cứu về khí tượng, thủy văn thì tình hình thiên tai sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường hơn nữa, một phần do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, phần khác liên quan đến việc chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội mà còn thiếu đi tính bền vững.
Đại diện Plan Vùng Hà Giang trình bày về cơ chế hợ…và kế hoạch triển khai dự án CMCR tại hội thảo |
Dự án cmcr do cơ quan hợp tác phát triển quốc tế hoa kỳ (usaid) tài trợ được thực hiện bởi liên minh các tổ chức gồm có: hội chữ thập đỏ mỹ/hội chữ thập đỏ việt nam (ctđ), tổ chức cứu trợ trẻ em, tổ chức plan international việt nam (plan), tổ chức catholic relief service tại việt nam (crs) và tổ chức quốc tế người cao tuổi (helpage) từ nay đến tháng 9 năm 2023 tại 3 tỉnh hà giang, sơn la và thừa thiên huế nhằm mục đích hỗ trợ củng cố hệ thống quản lý rủi ro thiên tai, nâng cao năng lực và tối ưu hóa nguồn lực để đảm bảo cộng đồng và trường học trong địa bàn dự án tăng cường khả năng chống chịu với đa dạng hiểm họa thiên tai, có thể xây dựng kiến thức về rủi ro thiên tai, tự tổ chức và thực hiện các hành động phòng ngừa và ứng phó với thiên tai.
Dự án cmcr có tổng vốn viện trợ là 2,4 triệu đô-la mỹ nhằm hỗ trợ hơn 57,000 người hưởng lợi và được triển khai tại 16 xã/phường; trong đó tổ chức plan international triển khai tại 4 xã bao gồm tụ nhân, chiến phố, tả nhìu và nấm dẩn của tỉnh hà giang với tổng vốn hỗ trợ là 359.056 đô-la mỹ, dự kiến hỗ trợ 15,000 người hưởng lợi.
Tại hội thảo, các đối tác dự án và các bên liên quan được cập nhật tình hình thực hiện công tác phòng, chống thiên tai của địa phương, xu thế và tác động của thiên tai trong những năm tới để qua đó tìm hiểu về mục tiêu, kết quả mong đợi, phương pháp tiếp cận và các mô hình can thiệp của Dự án.
Toàn cảnh hội thảo khởi động dự án CMCR tổ chức tại huyện Hoàng Su Phì |
Về công tác phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng, ông lê anh dũng – phó văn phòng thường trực - ban chỉ huy phòng chống tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh hà giang đã chia sẻ: ”giai đoạn 2017 – 2021, tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh hà giang diễn biến rất bất thường, khó dự đoán, dự báo với xu hướng dông sét, mưa đá xuất hiện nhiều; đồng thời mưa lớn gây ngập úng, sạt lở, lũ quét, có năm để lại hậu quả rất nặng nề. trong 05 năm, thiên tai đã làm ch*t 55 người, 78 người bị thương, 25.494 ngôi nhà bị hư hại, 1.706 triệu m3 đất đá trên các tuyến đường giao thông bị sạt lở, 10.309 ha cây trồng bị hư hại; tổng thiệt hại ước tính 1.679 tỷ đồng”.
Trong phần tham luận tại hội thảo, đại diện sở giáo dục và đào tạo tỉnh hà giang có nhấn mạnh: “trường học an toàn là một yêu cầu quan trọng và cần có trong bất kỳ xã hội nào do trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, trẻ cũng chính là tác nhân thay đổi phù hợp nhất và có thể giúp mang lại cho xã hội những kiến thức, kỹ năng trong ứng phó thảm họa, phòng ngừa và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. việc giáo dục cho trẻ em là giáo dục cho thế hệ thứ 3, trẻ em được giáo dục sẽ chia sẻ kiến thức với cha mẹ của các em và khi các em trở thành cha mẹ sẽ chia sẻ kiến thức này cho con cái. trường học thường là nơi trú ẩn cho cộng đồng trong suốt thời gian xảy ra thảm họa; nếu trường học bị hư hại hoặc tàn phá thì sẽ gây khó khăn cho các hoạt động sơ tán và cứu trợ; đồng thời ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy và học tập của nhà trường”.
Thiên tai và Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và diễn biến khó lường, trách nhiệm phòng ngừa, giảm nhẹ và thích ứng không phải của riêng một ai. Hội thảo sẽ tạo nền móng cho sự hợp tác giữa các tổ chức Liên minh thông qua đại diện là Plan Việt Nam với Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang, Ban Điều hành dự án huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần cũng như các đối tác kỹ thuật liên quan của tỉnh Hà Giang, huyện Hoàng Su Phì, huyện Xín Mần và 4 xã Tụ Nhân, Chiến Phố, Tả Nhìu và Nấm Dẩn trong công tác phòng ngừa và ứng phó thiên tai ở cộng đồng và trường học.
Xây dựng, phát triển quan hệ Việt Nam - Campuchia từ mô hình "Ươm mầm hữu nghị"
Yên Bái xây dựng hình ảnh “Điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn và ấn tượng"