Tâm linh hôm nay

Qua sự truyền ngôi của vua Trần Nhân Tông, nghĩ về phái Thiền nhập thế

Qua buổi lễ truyền ngôi báu cho con của vua Trần Nhân Tông mà soạn giả Nguyễn Nhân đề cập trong cuốn sách “Đức vua Trần Nhân Tông dạy con trị nước và tín ngưỡng Phật giáo.”(Do NXB Hồng Đức ấn hành - 2017), chúng tôi thấy đây là một tư liệu quý nói về việc giữ nước và tín ngưỡng của Phật giáo thời Trần cách đây trên 700 năm. Hôm nay nhìn lại, ta vẫn không khỏi kinh ngạc về bản lĩnh trí tuệ viên dung giữa đời và đạo của cha ông ta trong việc dựng nước và giữ nước.

Dẫn nhập:


Không ít người cho rằng đạo Phật là đạo xuất thế, nhưng thực tế Phật giáo Việt Nam là đạo nhập thế? Xin thưa rằng xuất thế có nghĩa là siêu xuất, siêu việt hơn đời, chứ không phải là ra ngoài đời như nhiều người tưởng. Tổ Huệ Năng vị Tổ thứ 6 phái Thiền tông Trung Hoa đã nói:


“Phật pháp tại thế gian

Bất ly thế gian giác,

Ly thế mịch bồ đề

Kháp như cầu thố giác”.


Có nghĩa là: Phật pháp trên thế gian này không thể tách khỏi thế gian mà có giác ngộ, nếu tách khỏi thế gian mà tìm cầu sự giác ngộ thì không khác gì đi tìm lông rùa sừng thỏ (một điều không bao giờ có được). Điều đó nói lên sự quan hệ mật thiết giữa Phật pháp và thế gian.


Đọc lịch sử nói chung và lịch sử phật giáo việt nam chúng ta thấy, từ thế kỷ thứ 13 tinh thần nhập thế của thiền phái trúc lâm yên tử, do sơ tổ trần nhân tông sáng lập đã khẳng định rất rõ điều này. nói đến trần nhân tông thì người việt nam ta ai cũng biết đó là ông vua anh hùng và thương dân nhất mực. nói đến ngài là nói đến thời đại cực thịnh của nhà trần, là nói đến vị sư tổ của phái thiền trúc lâm yên tử. cuộc đời của ngài là biểu hiện sức sống diệu kỳ của đạo phật trong mọi hoàn cảnh đời sống xã hội.


Ngài đã chứng minh bằng chính cuộc đời mình qua đạo pháp. bởi đạo phật đối với ngài luôn luôn biểu hiện trong tất cả mọi hoàn cảnh: đạo phật có mặt khi đang ở ngôi vua, đạo phật có mặt trong giờ phút chiến tranh dầu sôi lửa bỏng, đạo phật có mặt trong lúc an nhàn như ngắm buổi chiều quê (bài thơ thiên trường vãn vọng), đạo phật trên con đường đi khắp thôn làng để giảng kinh thập thiện, đạo phật có mặt trong tất cả các mối tương quan vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em. theo quan điểm của trần nhân tông thì “sống mà không giúp gì cho đời là điều đáng hổ thẹn của kẻ trượng phu”.


Trần Nhân Tông có lẽ đã chịu ảnh hưởng không ít tư tưởng Thiền tông của Tuệ Trung Thượng sĩ vì theo như lời Trần Nhân Tông: “Thiền đối với Thượng sĩ như đã trộn lẫn với thế tục, hòa cùng ánh sáng chứ không trái hẳn với người đời, Thượng sĩ luôn nhập trần – Khoát lộ nhập trần lai (rộng bước đi vào chốn cát bụi). Đối với ông dưỡng chân tính chính ở nơi cuộc đời trần tục, nơi góc bể chân trời và ông cho rằng phiền não, bồ đề nguyên bất dị, nếu bỏ phiền não mà lấy Niết bàn thực chẳng khác trốn hình trong nắng chói”(1).


Với tinh thần nhập thế ấy, trần nhân tông luôn luôn cảnh tỉnh mọi người đừng bỏ phí thời gian, phải làm việc gì có ích cho đạo và đời. trong buổi đại tham ở viện kỳ lâm, ngài đã kêu gọi: “hỡi các người, quang âm mau quá, đời người trôi không dừng! làm sao các người ăn cháo, ăn cơm mà không chịu tìm hiểu chuyện cái bát, cái thìa”. hoặc đề cập về lẽ đời và đạo, ngài cũng có hai câu thơ như tự vấn mình và nhắc nhở hậu sinh: “muôn việc nước chảy theo nước/ trăm năm lòng tự hỏi lòng”(2).


Với trần nhân tông, sự nghiệp để lại cho đời và đạo thật to lớn: không lĩnh vực nào mà ngài không tỏa sáng, đó là nhận xét và đánh giá của các học giả và các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực phát biểu như vậy về ngài. sinh ngày 11 tháng 11 năm mậu ngọ (1258) là con trưởng của trần thánh tông, là cha trần anh tông. năm 21 tuổi, trần nhân tông lên ngôi hoàng đế (1279). tuy ở địa vị ngôi vua mà ngài vẫn để tâm vào việc tu tập.


Giặc nguyên - mông xâm lăng xứ sở, trần nhân tông hai phen cầm binh ra trận cùng với trần hưng đạo dẹp giặc giữ nước và cả hai lần đều chiến thắng rực rỡ (1285-1288). năm quý tỵ 1293, trần nhân tông nhường ngôi cho con là trần anh tông, còn ngài lên làm thái thượng hoàng, ở địa vị này 6 năm, ngài dạy bảo con cháu và sắp xếp việc xuất gia.


Vậy khi nhường ngôi cho con, đức vua trần nhân tông đã dạy con những điều gì trong “buổi lễ truyền ngôi vua cho thái tử trần anh tông” trước triều đình văn võ bá quan và nhân dân đại việt:


Với tinh thần ôn cố tri tân, đây là dịp chúng ta thêm một lần để nhìn lại lịch sử vẻ vang của cha ông thời trần. thiết nghĩ với cuốn sách: “đức vua trần nhân tông dạy con cách trị nước và tu phật” của soạn giả nguyễn nhân (do nxb hồng đức ấn hành năm 2017) mới đây, sẽ là điều bổ ích giúp chúng ta hình dung và hiểu được phần nào lịch sử nước nhà (cách đây trên 700 năm). với tầm nhìn viên dung cả đời và đạo của trần nhân tông, đến nay chúng ta nhìn lại tưởng như còn nguyên giá trị: (xin được tóm lược và trích một phần nguyên văn buổi lễ truyền ngôi này trong cuốn sách nói trên của soạn giả nguyễn nhân), ngõ hầu giúp độc giả và đạo hữu hiểu sâu thêm về một phái thiền nhập thế riêng có của việt nam:


Tham dự buổi lễ này gồm có:


-Những vị cao niên trong nước.

-Quan chức trong triều và các địa phương.

-Những vị có công lớn với quốc gia.

-Những vị công dân ưu tú đại diện nhân dân.

-Những vị trong hoàng tộc.


Chú thích:

(1) Thơ văn Lý Trần – UBKHXH

(2) Lịch sử Phật giáo VN – Viện Triết học UBKHXH

(3)Trung ấm thân, gọi theo thuật ngữ đạo Phật; tín ngưỡng dân gian gọi linh hồn, vong.

(4)P. Tilich - (1959 Thần học văn hóa - Nxb – Matxcowva. tr5)


Tài liệu tham khảo:

-vua trần nhân tông dạy con cách tri nước và tín ngưỡng phật giáo – soạn giả nguyễn nhân – (nxb hồng đức-2017)

-Bài: Tính nhập thế của Phật giáo Việt Nam qua Thiền phái Trúc Lâm – HT.Thích Gia Quang – (Nội san Nghiên cứu Phật học số 6-1992)

-Thiền học đời Trần (nhiều tác giả) – (Nxb Tôn giáo-2003)

-Bài: Hay bay với đôi cánh vào hiện đại – Báo điện tử phatgiao.org.vn.

Nguyễn Đức Sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/qua-su-truyen-ngoi-cua-vua-tran-nhan-tong-nghi-ve-phai-thien-nhap-the-d29157.html)
Từ khóa: Trần Nhân Tông

Chủ đề liên quan:

Trần Nhân Tông truyền

Tin cùng nội dung