12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Quả sung: Những tác hại không ngờ khi ăn quá nhiều

Quả sung tuy rất giàu chất dinh dưỡng và trị được nhiều căn bệnh nhưng nếu lạm dụng, loại quả này có thể gây hại cho sức khỏe.

Quả sung còn có một số tên gọi khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả... Quả sung có thể ăn sống hoặc sấy khô mà không hề gây ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của nó.

Theo nghiên cứu, cứ trong 100g quả sung có chứa:

- 74 calo

- 19g carbohydrates

- 0,7g protein

- 0,3g chất béo

- 3g sợi

- 232 mg kali (7 %DV)

- 0,1 mg mangan (6 % DV)

- 4,7 µg vitamin K (6 %DV)

- 0,1 mg vitamin B6 (6 %DV)

- 17 mg magiê (4 %DV)

- 35 mg canxi (4 % DV)

- 0,1 mg thiamin (4 % DV)

- 142 iu vitamin A (3 % DV)

- 2 mg vitamin C (3 % DV)

Ngoài ra, quả sung còn chứa 18 loại axit amin, chất chống ung thư và selen giúp ngăn ngừa lão hóa.

Trong y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, tiêu thủng, nhuận tràng thông tiện, giải độc. Loại quả này không chỉ có tác dụng ngăn ngừa ung thư và lão hóa mà còn chữa một số chứng bệnh khác như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp...

Tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm nào khi ăn quá nhiều đều gây nguy hại tới sức khỏe và sung không phải là trường hợp ngoại lệ. Dưới đây là một số tác dụng phụ của quả sung khi ăn nhiều:

Đầy bụng

Mặc dù quả sung có lợi cho người bị táo bón nhưng loại thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể uống một cốc nước lạnh sau khi ăn sung. Ngoài ra, ăn sung quá nhiều còn có thể khiến bạn bị đầy bụng. Thông thường, trường hợp này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn.

Gây dị ứng

Nếu bị dị ứng với sung, bạn có thể bị viêm màng kết, viêm mũi hoặc sốc phản vệ, hen suyễn. Do đó, trước khi ăn, bạn nên kiểm tra xem có bị dị ứng với sung hay không.

Nhạy cảm với ánh nắng

Theo chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Đại học Florida Seth Smith, tuy sung có thể chữa được một số bệnh ngoài da hoặc hỗ trợ điều trị ung thư da nhưng loại quả này có thể khiến da trở nên nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời hơn. Vì vậy, nếu tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, da của bạn có thể bị tổn thương, từ đó gây ra một số triệu chứng như lão hóa da, hắc tố dưới da,...

Xuất huyết

Sung chín có tính nóng, vì vậy ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo, gây thiếu máu. Trong trường hợp xuất huyết ở trực tràng hoặc âm đạo, bạn nên ngừng ăn sung càng sớm càng tốt.

Chứa oxalate có hại

Quả sung có chứa rất nhiều oxalate và hợp chất này có thể gây hại cho những người mắc bệnh thận hoặc túi mật. Bên cạnh đó, hợp chất này cũng gây cản trở quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng, có thể gây ra tình trạng loãng xương, và các bệnh về xương khớp.

Hạ đường huyết

Ăn sung có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường vì loại quả này giúp giảm lượng đường trong máu. Nhưng ngược lại, loại quả này lại gây hại cho những người có lượng đường huyết thấp.

Hà Phương

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/qua-sung-nhung-tac-hai-khong-ngo-khi-an-qua-nhieu-28197/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY