Cây thuốc quanh ta hôm nay

Quả trám trị viêm họng, sốt cao

Cá kho trám, trám muối, trám dầm mắm ớt... là những món ăn dân dã và hấp dẫn. Trám còn là vị Thu*c phòng chữa bệnh đường hô hấp trong những ngày đông hanh khô lạnh lẽo.
Để làm Thu*c thường dùng trám trắng, vị chua, ngọt bùi béo tính ôn, vào hai kinh phế và vị, có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu. Theo bản thảo cương mục, trám chủ trị đau yết hầu (họng).

Trám trắng:

Trị khô họng, ho gây mất ngủ (mùa thu đông): 20 - 30 quả trám tươi (bỏ hột) đập giập lấy nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật để uống.

viêm họng cấp mạn, amidan, khô rát cổ, mất tiếng: dùng trám muối như chanh muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể phối hợp trám tươi để hãm uống chữa đau họng và hạ hư hỏa.

Sốt cao, khô môi, miệng, khát nước: giã quả trám lấy nước uống.

Ho khản tiếng: trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.

Nước uống sinh tân dịch, chữa ho, thanh nhiệt giải thử: trám tươi 5 quả bỏ hột, kim thạch hộc 5g, thái nhỏ, rễ lau 5g thái nhỏ, mã thầy 5g gọt vỏ, lê gọt vỏ 2 quả, mạch đông 10g, ngó sen 10 miếng. Tất cả nấu với 2 lít nước, đun lửa nhỏ 1 giờ. Để nguội lọc lấy nước uống hàng ngày. Thích hợp cho người luôn cảm thấy miệng khô, hay khạc nhổ nước miếng, ôn bệnh nhiệt thịnh, phổi ráo.

Nước thanh nhiệt: trám tươi 20g bỏ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhỏ. Tất cả nấu với 0,5 lít nước trong 30 phút, lọc nước uống nóng. Tác dụng thanh phế, lợi hầu, khử hoả, hoá đàm, thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi ho.

Canh thanh long bạch hổ thang: củ cải trắng 1kg, trám tươi 5-6 quả (liều lượng tùy số người dùng). Nấu nhừ (trong vài tiếng). Chữa sưng đau rát họng.

Ngộ độc cua cá: trám 30g sắc nước uống.

Say rượu nôn mửa loạn thần: trám trắng tươi giã nhuyễn thêm nước, vắt cốt cho uống ngay.

Trám đen: vị chát, ngọt hơi chua, không độc, tính mắt (lương) có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, lợi tiểu, tiêu sưng. Để cầm máu, tiêu viêm lấy trám đen ngâm muối rồi nghiền nát sau đó đem chưng lấy nước để ngâm rửa, súc miệng.

Chữa ho khan: trám đen muối 20 quả, vỏ đậu phụ 50g, nước vừa đủ nấu sôi xong chắt lấy nước uống.

Miệng khô, họng rát, khản tiếng: nhai trám đen nuốt nước. Ngày 7 quả, liền 3-4 ngày.

viêm họng mạn tính, ho rát họng: Nấu trám với chè xanh, mật ong uống.

Ho gà (bách nhật): nấu trám đen với đường phèn lấy nước uống.

Lưu ý: Khi ăn cùi trám nên tách bỏ hạt riêng (nhất là đối với trẻ em) khi ăn trám đen om để tránh hạt tuột vào họng.

BS. Phó Thuần Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-qua-tram-tri-viem-hong-sot-cao-21930.html)
Từ khóa: viêm họng

Chủ đề liên quan:

viêm họng

Tin cùng nội dung

  • Súc miệng bằng nước muối loãng, uống chanh nóng pha mật ong hoặc trà thục quỳ, bỏ Thu*c lá… có thể giúp bạn làm dịu cơn đau họng.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.
  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY