Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Quảng cáo Thuốc chất lượng cao, an toàn, giảm tức thì là trái luật

(MangYTe) Nghị định số 54/2017/NĐ-CP đã quy định chi tiết 16 khoản mục không được vi phạm khi quảng cáo Thuốc.

Những năm qua, thị trường ngành dược tại Việt Nam phát triển thần tốc, với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% hằng năm. Dự báo đến 2021, thị trường dược tại nước ta sẽ đạt trên 16 tỷ USD.

Dược phẩm được xem là mảnh đất màu mỡ, đó là lý do các công ty dược đều không tiếc tiền chi cho quảng cáo.

Theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Dược đã có hiệu lực từ 1/7/2017 nhưng đến nay vẫn rất nhiều công ty vi phạm, chủ yếu là quảng cáo vượt nội dung quảng cáo được cấp phép, quảng cáo khi chưa được cấp phép.

Theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP, Thuốc chỉ được quảng cáo trên các phương tiện thông tin, đại chúng sau khi có giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

Trong đó có tới 16 khoản mục, quy định rõ các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo Thuốc:

1. Các thông tin, hình ảnh quy định tại Luật quảng cáo.

2. Các nội dung gây hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của Thuốc.

3. Các nội dung tạo ra cách hiểu: Thuốc này là số một; Thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng Thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng Thuốc này không cần ý kiến của thầy Thuốc; Thuốc này hoàn toàn vô hại; Thuốc không có chống chỉ định; Thuốc không có tác dụng không mong muốn; Thuốc không có tác dụng có hại.

4. Các câu, từ, hình ảnh mang tính suy diễn quá mức dẫn đến hiểu nhầm là tác dụng, chỉ định, hiệu quả của Thuốc hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của Thuốc đã được phê duyệt.

5. Ghi tác dụng của từng thành phần có trong Thuốc để quảng cáo quá công dụng của Thuốc hoặc gây nhầm lẫn tác dụng của mỗi thành phần với tác dụng của Thuốc.

6. Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự.

7. Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo Thuốc:

a) Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong;

b) Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường T*nh d*c;

c) Chỉ định điều trị chứng mất ngủ;

d) Chỉ định mang tính K*ch d*c;

 đ) Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u;

e) Chỉ định điều trị cắt cơn cai nghiện M* t*y;

g) Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác;

h) Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do virus, các bệnh nguy hiểm mới nổi.

8. Các kết quả kiểm nghiệm chất lượng Thuốc, nguyên liệu làm Thuốc.

9. Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng.

10. Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận.

11. Sử dụng danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân để quảng cáo Thuốc.

12. Lợi dụng xuất xứ của Thuốc, nguyên liệu làm Thuốc để quảng cáo Thuốc.

13. Hình ảnh, tên, biểu tượng của cán bộ y tế.

14. Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

15. Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng Thuốc.

16. Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của Thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến Thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/quang-cao-thuoc-chat-luong-cao-an-toan-giam-tuc-thi-la-trai-luat-post72221.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY