Bộ y tế định nghĩa thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học.
Hiện nay có rất nhiều dạng bào chế của thực phẩm chức năng tùy vào tính chất của chất bổ sung hoặc chiết xuất. trong đó có 4 loại dạng bào chế phổ biến là viên nang, dạng viên nén, dạng chất lỏng và dạng bột. thành phần của thực phẩm chức năng rất đa dạng, được chia thành nhiều nhóm khác nhau theo nhu cầu bổ sung khác nhau của con người.
Thông tin từ cục an toàn thực phẩm cho hay, nhu cầu về thực phẩm chức năng ngày càng cao. thời gian gần đây cũng có nhiều doanh nghiệp, công ty đầu tư đầu tư sản xuất và phân phối trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, thời gian qua, có xảy ra hiện tượng sản xuất sản phẩm thực phẩm chức năng không đúng như bản đăng ký công bố sản phẩm. cụ thể, có nhà sản xuất vì lợi nhuận mà cho thêm chất cấm, chất độc hại vào trong sản phẩm. ngoài ra còn có tình trạng nhiều tổ chức, các nhân quảng cáo sai thông tin thực phẩm chức năng, điều này gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. nhiều nơi quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược, khiến nhiều người mua và sử dụng sản phẩm không hiệu quả, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng của người tiêu dùng.
Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, cơ quan chức năng cũng tiến hành rà soát, kiểm tra hàng ngàn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng trên không gian mạng, các trang thương mại điện tử, mạng xã hội, kênh bán hàng online… qua kiểm tra đã phát hiện nhiều sản phẩm có dấu hiệu vi phạm, chủ yếu các nội dung vi phạm như sau:
Dùng hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo; lấy danh nghĩa bài thuốc đông y lồng ghép nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần được nêu tên trong bài thuốc đông y; quảng cáo thiếu nội dung khuyến cáo “thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng công dụng khẳng định chữa dứt định bệnh hoặc đẩy lùi bệnh...
Bà trần việt nga, phó cục trưởng an toàn thực phẩm (bộ y tế) cho biết, pháp luật hiện hành đã quy định rõ trước khi quảng cáo, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được thẩm định nội dung và chỉ quảng cáo đúng nội dung đã được cơ quan chuyên môn thẩm định.
"thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là hàng hóa đặc biệt có tác động tới sức khỏe, do vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, các sản phẩm này phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan có thẩm quyền trước khi quảng cáo và chỉ được quảng cáo phù hợp với nội dung đã được xác nhận", bà nga nói.
Vị cục phó đánh giá việc quảng cáo trên các báo, đài trung ương cơ bản đã tuân thủ tốt quy định về quảng cáo thực phẩm. tuy nhiên trên nền tảng internet, mạng xã hội, việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đúng quy định thường xảy ra.
Cục An toàn Thực phẩm cảnh báo người dân lưu ý trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Lưu ý, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh". Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
Mức phạt được quy định tại nghị định 128/2022/nđ-cp có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, thể thao, quyền tác giả, quyền liên quan văn hóa và quảng cáo có quy định cụ thể về mức phạt như sau:
Phạt tiền 5 triệu - 10 triệu đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ, không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thể thuốc chữa bệnh khi quảng cáo trên báo in báo nói báo hình báo điện tử.
Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, khuyến cáo về nguy cơ, cảnh cáo đối tượng không được sử dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng: tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Quảng cáo trên các thiết bị điện tử tại nơi công cộng, phát tán hoặc thuyết trình tại hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu thực phẩm không đúng với hồ sơ công bố quy hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.
Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị triển lãm có phát tán hoặc thuyết trình các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung theo quy định
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo sử dụng hình ảnh thiết bị trang phục tên thu tín của các đơn vị cơ sở y tế, bác sĩ dược sĩ, nhân viên y tế thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế; quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.