Theo ghi nhận của chúng tôi, ngày 24/9, nhiều người dân ở xã tam thanh, tp tam kỳ và xã bình hải, huyện thăng bình, thuộc tỉnh quảng nam đã xúc các bao cát hoặc lấy túi bóng hoặc thùng xốp để bơm nước vào đưa lên chằng chống nhà cửa.
Bên cạnh đó, nhiều người dân dùng dây thừng cột dọc góc mái nhà để giữ cố định khi bão đổ bộ vào đất liền. còn các nhân viên nhà hàng, resort ven biển trên địa bàn tỉnh quảng nam cũng bắt đầu thu dọn bàn ghế để đưa vào khu vực an toàn nhằm tránh thiệt hại tài sản khi bão đổ vào đất liền.
Ông Đoàn Tới đang bơm nước vào túi bóng chằng chống nhà cửa.Ngoài ra, thời điểm này, tại các âu thuyền an hòa, xã tam quang, huyện núi thành và bến cửa đại, tp hội an, thuộc tỉnh quảng nam đã có rất nhiều tàu thuyền vào trú tránh bão và tranh thủ bán hải sản cho thương lái.
Đang bơm nước vào túi bóng để chằng chống nhà cửa, ông Đoàn Tới, trú xã Bình Hải cho biết: “Khi nghe thông tin cơn bão số 4 có cường độ rất mạnh và di chuyển nhanh đang hướng vào đất liền. Tôi đã chủ động cùng người thân trong gia đình mua túi bóng về bơm nước vào bỏ lên mái nhà để giữ cố định, nhằm giúp cho ngôi nhà kiến cố và có thể chống lại cơn bão khi đổ bộ vào đất liền”.
Ông Nguyễn Văn Trung cột dây thừng giữ mái nhà cố định.Theo ông đoàn tới, việc dùng túi bóng để chằng chống nhà cửa rất dễ làm, không tốn nhiều công sức, mỗi túi bóng khi bơm nước vào bên trong (nặng khoảng 60 kg) rồi cột chặt bỏ lên mái nhà. sau khi bão tan thì mình chỉ cần tháo miệng bao ra thì nước chảy xuống rất khỏe.
Còn ông Nguyễn Văn Trung, trú xã Bình Hải cho hay: “Sáng nay, tôi cùng người thân gia đình mình mua dây thừng về cột 4 góc mái nhà và trên mái chằng chống bao cát để giữ khỏi tốc mái nhà khi bão đổ vào. Nhờ đó, tôi cũng có phần yên tâm khi cơn bão số 4 nếu đổ bộ vào đất liền”.
Nhân viên công ty xúc cát vào bao để chằng chống nhà.Ngư dân Trần Sửu, trú xã Tam Quang, huyện Núi Thanh cho biết: “Khi nghe thông tin về cơn bão số 4, tôi đã tranh thủ cho tàu chạy vào âu thuyền An Hòa để trú tránh bão. Tôi dùng dây thừng cột chặt tàu vào trụ để tránh lúc bão đổ vào gió mạnh va đập với tàu khác. Hiện tại âu thuyền này có rất nhiều tàu cá địa phương và các tàu ở huyện lân cận trong tỉnh chạy vào trú tránh bão và bán hải sản cho thương lái”.
Người dân dùng dây thừng cột chằng chống nhà cửa.Theo báo cáo bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh quảng nam, tổng số tàu cá tỉnh quảng nam là 2.753 tàu/13.575 lao động. tổng số tàu cá đang hoạt động trên biển là 113 tàu/2.788 lao động. các tàu đã nhận được thông báo về bão số 4. hiện tàu cá hoạt động gần bờ là 14 tàu/82 lao động và tàu hoạt động xa bờ là 99 tàu/2.706 lao động, trong đó khu vực hoàng sa là 46 tàu/507 lao động; khu vực trường sa là 53 tàu/2.199 lao động.
Ngư dân Trần Sửu cột dây thừng vào trú ở âu thuyền.Ông Ngô Đức An, Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho biết: “Đến thời điểm này, toàn huyện có 92 tàu cá, với hơn 2.100 thuyền viên đang đánh bắt hải trên biển đã vào bờ trú ẩn an toàn. Hiện tại chính quyền địa phương đang theo dõi diễn biến của cơn bão số 4 để lên kế hoạch sơ tán dân ở các vùng trũng thấp và dọc biển trên địa bàn huyện”.
Tàu thuyền cập cảng Kỳ Hà bán hải cho thương lái.Trong khi đó, ông nguyễn văn lượm, chủ tịch ubnd huyện tây giang, tỉnh quảng nam cho biết: “chính quyền địa phương đã sẵn sàng cho công tác ứng phó với cơn bão số 4 đổ bộ vào đất liền. hiện tại chúng tôi đã dự trữ hơn 15 tấn gạo để cung ứng cho người dân, phòng trường hợp mưa lớn gây sạt lở chia cắt”.
Tàu thuyền huyện Núi Thành vào cảng Tam Quang trú bão.Ông trương xuân tý, phó giám đốc sở nnptnt tỉnh quảng nam cho biết, hiện nay, các địa phương vùng trung du và ven biển trên địa bàn tỉnh đã hoàn tất thu hoạch vụ lúa hè thu, riêng một số huyện vùng núi vẫn còn 569 ha diện tích lúa nước và 3.501 ha diện tích lúa rẫy chưa thu hoạch. ubnd tỉnh đã có chỉ đạo tập trung thu hoạch sớm diện tích lúa đến kỳ thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” tại công điện số số 01/cđ-ubnd ngày 24/9.
Ngư dân chạy vào bờ trú bão để bán hải sản.Theo ông Tý, tổng diện tích nuôi của tỉnh là 8.050 ha (4.950 ha nước ngọt, 3.100 nước mặn/lợ), trong đó nuôi thủy sản lồng/bè là 2.910 lồng. Diện tích nuôi trồng còn khoảng 650 ha (thủy sản nước mặn/lợ), chủ yếu nuôi trên cát lót bạt ven biển và lót bạt vùng cao triều, nuôi ven sông đã thu hoạch khoảng 85%, số còn lại vẫn đang tiếp tục thu để tránh bão.
Chủ đề liên quan:
BÃO NORU chằng chống nhà cửa kêu gọi tàu thuyền người dân quảng nam Quảng Nam Quảng Nam tránh trú bão số 4