Quảng Ngãi là một trong những địa phương gánh chịu hậu quả nặng nề bởi ô nhiễm bom mìn. Theo số liệu thống kê, tỉnh có trên 20% diện tích đất tự nhiên bị ô nhiễm với hơn 17.500 tấn bom còn sót lại trong lòng đất, ao hồ, ven biển. Tính từ năm 1975 đến nay, toàn tỉnh có gần 2.300 nạn nhân bị T*i n*n do bom mìn sau chiến tranh, trong đó, có gần 1.400 người ch*t; gần 1.600 người bị thương tật.
Phần lớn các nạn nhân là trụ cột chính đã trở thành gánh nặng cho gia đình, người thân; vì vậy, họ rất cần được cộng đồng, xã hội sẻ chia để có thêm động lực vượt qua nỗi đau, mất mát, tiếp tục sống có ích.
Trước thực trạng trên, để hỗ trợ nạn nhân bị ảnh hưởng bởi bom mìn, hội hỗ trợ, khắc phục hậu quả bom mìn tỉnh quảng ngãi cùng với hội chữ thập đỏ tỉnh đã có nhiều hoạt động nhằm trao sinh kế giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Song song với công tác hỗ trợ sinh kế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã phối hợp với Văn phòng Điều phối dự án “Phục hồi môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh” tổ chức các chương trình truyền thông phòng tránh và giảm thiểu tác hại của bom mìn bằng nhiều hình thức; tập huấn phòng tránh và giảm thiểu tác hại của bom mìn trong trường học, khu dân cư...
Theo đó, triển khai các hoạt động truyền thông tại các trường học, khu dân cư trên địa bàn thông qua các buổi sinh hoạt, các em được tham gia các hoạt động, các trò chơi, các hoạt động tìm hiểu về tác hại của bom mìn thông qua các hình thức sân khấu hóa, rung chuông vàng,..nhằm giáo dục cho thanh thiếu niên, các em học sinh tìm hiểu về lịch sử quê hương đất nước, về tác động của bom mìn và cách phòng tránh.
Đây là chương trình phù hợp với thực tế, nhằm tăng cường công tác giáo dục, truyền thông về tác hại của bom mìn trong cộng đồng dân cư và trường học, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, về kinh tế -xã hội do bom mìn sau chiến tranh cho người dân và các em học sinh.