Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Trang thông tin chính thức góp phần phòng chống bệnh Viêm phổi cấp do virus nCoV/
Ngày 04/9/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2018 và thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.  Đây là một thay đổi lớn trong công tác xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm mang tính chất răn đe cao đối với với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố.

 Ngày 04/9/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2018 và thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.  Đây là một thay đổi lớn trong công tác xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm mang tính chất răn đe cao đối với với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố.

Nghị định số 115/2018/NĐ-CP gồm 04 chương, 39 điều quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. So với Nghị định số 178/2013/NĐ-CP thì Nghị định số 115/2018/NĐ-CP có tính răn đe hơn, quy định chặt chẽ, chi tiết và xử lý vi phạm mức độ cao hơn như: Bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo, thay vào đó là hình thức xử phạt hành chính. Mức xử phạt tăng lên gấp 2-3 lần, nhưng cũng có hành vi bị xử phạt tăng đến 10 lần. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh lập biên bản kiểm tra

Nghị định số 115/2018/NĐ-CP  quy định có các hành vi xử phạt theo giá trị hàng hóa vi phạm, không bị giới hạn bởi mức phạt tiền tối đa nêu trên, trong đó có 5 hành vi bị xử phạt từ 1-2 lần giá trị hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26;  5 hành vi bị xử phạt từ 5-7 lần giá trị hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 4. khoản 6 Điều 5, khoản 5 Điều 6, khoản 7 Điều 11 và khoản 9 Điều 22; 1 hành vi bị xử phạt từ 2-3 lần giá trị hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này. Đồng thời, một cơ sở vi phạm nhiều hành vi sẽ bị xử phạt cùng lúc các hành vi vi phạm, do đó, một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm có thể bị phạt tới nhiều tỷ đồng chứ không chỉ dừng lại mức tối đa 200 triệu đồng. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung nghiêm khắc hơn như: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, buộc tiêu hủy thực phẩm, buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm..

Một điểm đáng chú ý trong Nghị định số 115/2018/NĐ-CP về vi phạm quy định tự công bố sản phẩm với các trường hợp: không có bản tự công bố, bản tự công bố không đúng quy định theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ buộc thu hồi bản tự công bố, thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế, thu hồi sản phẩm thực phẩm vi phạm và bị phạt vi phạm hành chính lên đến 40 triệu đồng đối với cơ sở vi phạm. Ngoài ra, Nghị định này còn nêu rõ các mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Theo nội dung Nghị định số 15/2018/NĐ-CP chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm thì Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm hậu kiểm giữa ba ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương đảm bảo triển khai thường xuyên và tránh chồng chéo./

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5befd92d76801b2e7e0b538d)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY