Sa Nhân là loài cây thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng. Thân cây Làm bằng lá, cao 1 - 2m, có cây 5m. Lá hình mác, không có cuống, không lông. Dài 37- 40cm, rộng 8cm. Thân ngầm dài 0,3-1m. Rễ chùm phân bố lớp đất mặt 20cm. Hoa lưỡng tính, tỷ lệ kết quả < 30%. Sa Nhân mọc thành khóm nhiều cây, cây nọ cách cây kia 10 cm. Sau khi trồng 2 - 3 năm, mỗi nhánh có từ 30 - 50 cây và bắt đầu có quả. Hiện nay đã có ít nhất 5 loài Sa Nhân mọc hoang dại trong tự nhiên được thu hái quả, cho giá trị thương phẩm và giá trị sử dụng tương đương nhau.
Sa Nhân tím (A. Longiligulare T.L.Wu) hoa có màu trằng, có mép vàng, vách đỏ tím, mỗi gốc có 3 - 6 chùm hoa, mỗi chùm có 4 - 6 hoa, quả hình cầu, màu tím mốc, ra quả 2 vụ: vụ hè và vụ đông, hạt có 3 cạnh tù, có gân đều.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây Sa Nhân đã được xuất khẩu ra nước ngoài với sản lượng 1.000 tấn/năm, với giá trị xuất khẩu khoảng 10 triệu USD/năm (niên giám thống kê 2009). Góp phần quan trọng trong quá trình nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo đồng thời thay thế xóa bỏ việc trồng cây Thu*c phi*n ở các tỉnh miền núi Việt Nam. Sa Nhân thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng với độ tàn che từ 30-50%. Năm 1995, Nguyễn Tập (Viện Dược liệu) cũng đã cho rằng Sa Nhân là một loài cây dược liệu quý, có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần được bảo vệ.
Sa Nhân có ở hầu khắp các rừng thượng du, trung du Bắc bộ và miền Trung như: Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An...
- Nhận biết quả già: Khi quả già, các gai trên quả ngắn hơn so với khi còn non, bóp nhẹ thấy cứng, bóc vỏ ra thấy các khối hạt có mầu nâu vàng hay nâu, nếm phần áo hạt có vị ngọt.
Dùng que hoặc tay bới lớp thảm mục dưới gốc cây để tìm quả. Dùng kéo cắt cả cụm cho vào bao tải hay giỏ.
Quả thu được đem về nhà tiến hành ngay việc loại bỏ tạp chất, bao gồm: Nhặt bỏ rác và tạp chất; bóc bỏ các lá vảy, lá bắc cùng tồn tại trên cụm quả (Công việc này có thể tận dụng lao động là người già và trẻ em). Sau khi loại bỏ tạp chất có thể thực hiện một trong 2 cách sau:
* Loại bỏ tạp chất:- Cách 1: Quả còn lại để nguyên cả chùm để khi phơi sấy tạo thông thoáng mau khô. Khi phơi sấy gần khô mới tách lấy từng quả và bỏ cuống, sau đó sấy tiếp đến khô.
Nếu có điều kiện, tốt nhất ban ngày phơi đêm sấy. Sấy bằng lò sấy dược liệu hay lò sấy Thu*c lá, sấy sắn. Nếu sấy bằng lò sấy tự tạo
cần bố trí để sấy gián tiếp bằng hơi nóng, tránh sấy trực tiếp trên lửa đề phòng bị cháy. Nhiệt độ sấy 40- 500C. Sân sấy đan bằng phên, xếp thành các tầng khác nhau, cứ 4 - 5 tiếng lại đảo vị trí các sân. Quả Sa Nhân phơi hoặc sấy liên tục trong vòng 3 - 5 ngày sẽ khô thật
Hạt khô còn nguyên cả khối, hình trứng hay hình gần tròn, màu nâu đen. Tỷ lệ hạt rời ra dưới 10%. Độ ẩm còn lại dưới 14%.
- Quan sát từng hạt rời riêng rẽ thấy bề mặt hạt nhẵn (nếu hạt lấy từ quả non sẽ có bề mặt nhăn nheo), màu nâu đen; có vị cay, mùi thơm của tinh dầu.
+ Loại 2: Sa Nhân non, quả hái sớm, chưa chín, hạt còn trắng hay hơi vàng, có vết nhăn, vị cay nhưng không chua.
+ Loại 4: Sa Nhân thường, quả quá chín, sau 5 -7 ngày mới hái. Quả nềm có vị ngọt, hết cay, ít tinh dầu, khó bảo quả vì dính, dễ bị ẩm và mốc.
Sản phẩm Sa Nhân thương mại trên thị trường là quả khô (còn vỏ). Khi sử dụng người ta mới bóc bỏ vỏ. Sa Nhân khô để cả vỏ cũng là cách để giữ cho khối hạt không bị ẩm và không bị bay hơi mất tinh dầu.
Cũng có trường hợp khi xuất khẩu khách hàng chỉ mua Sa Nhân hạt thì phải bóc bỏ vỏ, sấy qua một lần nữa trước khi giao hàng. Quả Sa Nhân khô được đóng trong bao bì 2 lớp. Lớp trong lớp túi polyetylen hay giấy chống ẩm (tương tự giấy túi xi măng) và lớp ngoài là bao tải. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà mỗi bao có thể là 10-50kg.
Các bao Sa Nhân được để trên kệ, cách mặt đất khoảng 50cm trở lên, để trong kho thoáng mát. Thỉnh thoảng phải kiểm tra, nếu phát hiện dược liệu bị ẩm thì tiến hành xử lý ngay.