Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ba bệnh viện phối hợp cứu bệnh nhân bị viêm cơ tim nguy kịch bằng kỹ thuật ECMO

Sự phục hồi ngoạn mục của bệnh nhân đã mang lại sự vui mừng vô cùng to lớn cho tập thể y bác sĩ bệnh viện.

Ngày 16.2, lãnh đạo bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ (bvđktưct) cho biết, các bác sĩ đã nỗ lực trong 6 ngày, thần tốc cứu sống bệnh nhân 16 tuổi bị viêm phổi, sốc nhiểm khuẩn, viêm cơ tim, choáng tim nguy kịch với sự phối hợp của 3 bệnh viện.

Ê-kíp các y bác sĩ sau khi thực hiện can thiệp ECMO thành công - Ảnh: Phong Phạm

Bệnh nhân là chị T.T.Đ.Q. (16 tuổi, ngụ TP.Cần Thơ), khởi phát bệnh khoảng 5 ngày chỉ với triệu chứng mệt và cảm giác khó thở, sốt cao. Bệnh nhân đến bệnh viện địa phương khám và điều trị 2 ngày, tình trạng bệnh nặng nên được chuyển cấp cứu đến BVĐKTƯCT vào chiều 9.2 trong tình trạng khó thở, lừ đừ, sốt, ho, mạch nhanh, tụt huyết áp.

Nhận định từ ban đầu đây là trường hợp bệnh lý phức tạp, diễn tiến nặng nên các bác sĩ hồi sức đã nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm. các bác sĩ hội chẩn và thống nhất chẩn đoán: sốc nhiễm khuẩn nghĩ từ đường hô hấp biến chứng suy đa cơ quan; viêm phổi biến chứng ards (hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển); viêm cơ tim; suy tim cấp.

Ngay lập tức các bác sĩ tiến hành các phương pháp hồi sức cho bệnh nhân như cho thở oxy liều cao, sử dụng thu*c vận mạch liều cao, thu*c kháng sinh phổ rộng, đặt ống thông động mạch theo dõi huyết áp liên tục… tuy nhiên sau 6 giờ nhập viện, bệnh nhân diễn tiến suy hô hấp đột ngột phải đặt ống nội khí quản và gắn máy trợ thở thông số cao. đồng thời bệnh nhân phải sử dụng đến 3 thu*c vận mạch liều cao để nâng huyết áp của bệnh nhân.

Trước tình hình bệnh lý diễn tiến nguy kịch, với sự tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia hồi sức tích cực của bệnh viện chợ rẫy, tp.hcm): phương pháp ecmo (oxy hoá máu bằng màng ngoài cơ thể) được xem như phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, trong tình hình đại dịch covid-19 thì cả 3 máy ecmo của bệnh viện đều đã can thiệp cho các bệnh nhân nguy kịch đang điều trị tại trung tâm hồi sức quốc gia điều trị covid-19 của bệnh viện. vì vậy việc tìm máy ecmo để can thiệp cấp cứu cho bệnh nhân trở nên vô cùng khó khăn.

Tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch, choáng tim nặng, nhịp tim rất nhanh, huyết áp giảm sâu, da nổi bông , nguy cơ t* vong rất cao. sau khi liên hệ và biết được thông tin về tình trạng bệnh nhân, để rút ngắn thời gian di chuyển phương tiện, bệnh viện đa khoa tỉnh kiên giang đã hỗ trợ vận chuyển máy ecmo đến cần thơ ngay trong đêm để can thiệp ecmo cho bệnh nhân.

Bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn - Ảnh: Phong Phạm

Do bệnh nhân vừa sốc tim, kết hợp suy hô hấp nặng, phim chụp X-quang phổi thâm nhiễm lan tỏa 2 phế trường nên ê-kíp hội chẩn dùng phương pháp can thiệp song song vừa hỗ trợ tim, vừa hỗ trợ phổi nhân tạo cùng lúc (VAV ECMO).

ê-kíp đã chuẩn bị sẵn sàng nên ngay khi hệ thống ecmo về đến bvđktưct, các bác sĩ can thiệp ecmo vav thành công với thời gian 3 giờ. trong quá trình thực hiện ecmo kết hợp lọc máu liên tục sử dụng quả lọc hấp phụ cytokin cho bệnh nhân, các y bác sĩ phải luôn túc trực 24/24 và lên kế hoạch theo dõi chặt chẽ từng giờ các dấu hiệu sinh tồn, các kết quả xét nghiệm để thực hiện các điều chỉnh thích hợp nhằm đảm bảo kỹ thuật được tiến hành thuận lợi và chính xác nhất có thể.

Đồng thời, bệnh nhân cũng được điều trị nội khoa tích cực với nhiều loại thu*c kháng sinh phổ rộng và dinh dưỡng hỗ trợ nhằm tăng cường khả năng phục hồi của bệnh nhân. sau can thiệp ecmo tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ, huyết áp ổn định, nhịp tim giảm, liều thu*c vận mạch giảm dần.

Sau 6 ngày nỗ lực trong điều trị, đến sáng 14.2, bệnh nhân đã tỉnh táo, gọi biết, hiểu được lời nói của y bác sĩ, ngưng được tất cả các thu*c vận mạch, các thông số máy thở cũng giảm dần và bệnh nhân đã ngưng hệ thống ecmo thành công. và ngày 15.2, bệnh nhân đã được cai máy thở, rút ống nội khí quản, phổi thông khí tốt, các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng tiến triển rất khả quan.

Chiều 16.2, bệnh nhân tỉnh, sinh tồn ổn, tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Nội tim mạch.

sự phục hồi ngoạn mục của bệnh nhân đã mang lại sự vui mừng vô cùng to lớn cho tập thể y bác sĩ bệnh viện và cũng là phần thưởng to lớn nhất cho sự nỗ lực không ngừng quyết tâm cứu sống bệnh nhân. nhất là khi ê-kíp cùng lúc phải theo dõi 4 bệnh nhân đang thực hiện ecmo ở 2 nơi khác nhau: khoa hồi sức tích cực chống độc và trung tâm covid-19 của bệnh viện.

Theo BS.CK2 Dương Thiện Phước - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc: “Phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) từ lâu được xem là một phương tiện hữu ích để hỗ trợ tạm thời cho chức năng của tim và phổi khi các cơ quan này bị suy, để tạo điều kiện cho cơ thể được phục hồi hoặc chuẩn bị ghép thay thế.

Ở những bệnh nhân suy hô hấp nặng không đáp ứng với thông khí cơ học thường quy, chế độ ecmo qua tĩnh mạch - tĩnh mạch được khuyến cáo. trong khi ở những bệnh nhân suy tim nặng, viêm cơ tim cấp hoặc choáng tim, chế độ ecmo qua tĩnh mạch - động mạch được ưu tiên lựa chọn.

Đặc biệt, trong các trường hợp nguy kịch vừa có suy hô hấp nặng vừa có choáng tim nặng, chế độ ecmo kết hợp giữa 2 phương pháp này đã được báo cáo mang lại tỉ lệ thành công cao. bằng cách kết hợp cả 2 chế độ ecmo nêu trên, người bệnh nhân được đảm bảo có sự trao đổi oxy tối ưu, vừa được đảm bảo tuần hoàn cơ thể đầy đủ. từ đó dẫn đến tăng hiệu quả điều trị, cải thiện tiên lượng sống còn của người bệnh”.

Tuy nhiên ecmo là một kỹ thuật phức tạp, chi phí cao và rất dễ gặp sự cố với các ống thông, tán huyết. ngoài ra, việc phải cân bằng lượng máu lưu thông giữa vòng tuần hoàn tĩnh mạch và động mạch trong quá trình chạy ecmo cũng đặt ra một bài toán khó cho người bác sĩ điều trị.

“chính vì vậy, thành công của ca ecmo này trước hết là nhờ sự phối hợp đồng bộ giữa các bệnh viện. đặc biệt là việc hội chẩn từ xa của các chuyên gia hồi sức cấp cứu bệnh viện chợ rẫy, sự hỗ trợ kịp thời hệ thống ecmo của bệnh viện đa khoa kiên giang và việc triển khai kịp thời kỹ thuật chuyên sâu hồi sức cứu tại bvđktưct”, bs phước nói.

bs.ck2 phạm thanh phong, phó giám đốc bvđktưct cho biết, đây là kỹ thuật hồi sức chuyên sâu, hiện đại, được ví như cứu cánh cuối cùng cho những ca bệnh nặng và thường chỉ được thực hiện ở các bệnh viện lớn tại việt nam. tuy nhiên, năm 2021, trong hoàn cảnh đợt dịch covid-19 thứ 4 diễn ra nghiêm trọng tại đbscl, kỹ thuật ecmo đã được triển khai liên tục tại bvđktưct.

Tới nay, đã có 15 trường hợp ecmo được thực hiện tại bệnh viện này, qua đó góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân nặng nguy kịch, đặc biệt là các bệnh nhân covid-19. bệnh viện cũng đã hỗ trợ một số đơn vị khác triển khai kỹ thuật ecmo như bệnh viện đa khoa tp.cần thơ, bệnh viện đa khoa kiên giang.

“việc bác sĩ của bệnh viện đã liên tiếp cứu sống ngoạn mục nhiều ca bệnh tưởng chừng hết hy vọng bằng kỹ thuật ecmo mang rất nhiều ý nghĩa. không chỉ mở ra cơ hội cứu sống người bệnh mà còn cho thấy năng lực chuyên môn của ê-kip bác sĩ đã được cải thiện và vững mạnh hơn sau đại dịch covid-19”, bs phong bày tỏ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/ba-benh-vien-phoi-hop-cuu-benh-nhan-bi-viem-co-tim-nguy-kich-bang-ky-thuat-ecmo-178099.html)

Chủ đề liên quan:

bác sĩ kỹ thuật nguy kịch phối hợp

Tin cùng nội dung

  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY