Khoa học hôm nay

Quý tử nhà hà mã đi gây gổ khắp nơi, đến cá sấu cũng phải nhún nhường

Tuy cá sấu đã chủ động né hà mã con ra, thế nhưng thói gây gổ của nhân vật này vẫn không dừng lại. Con hà mã nhỏ tiếp tục cà khịa với cả trâu rừng.

Hà mã và cá sấu được xem là có chung môi trường sống, chúng thường dành nhiều thời gian ở dưới các khu vực ao hồ, sông nước. Tuy là hàng xóm nhưng cặp đôi này không mấy hòa thuận, trong những ngày khó ở, hà mã có thể sẵn sàng làm thịt cá sấu trong tích tắc.

Đây cũng là một trong những đối thủ hiếm hoi mà cá sấu phải dè chừng nếu muốn sống sót ở châu Phi. Có lẽ cũng chính vì thế mà con hà mã con liên tục tiến đến gây gổ với bầy cá sấu đang ở trên bờ.

Xem video:

Hà mã con "háu đá" gây sự từ cá sấu đến trâu rừng nhưng kết quả mới gây bất ngờ

Khá bất ngờ là khi bị gây hấn như vậy, con cá sấu trưởng thành lại không có động thái đáp trả, trái lại, nó lặng lẽ đi xuống dưới nước như một cách để tránh khỏi rắc rối. Phải biết rằng, hà mã là loài vật có bản năng bảo vệ rất cao, đặc biệt đối với con non và lãnh thổ. Cho nên rất có thể hà mã mẹ đang ở gần đó cho nên cá sấu đã chọn phương án rút lui an toàn.

Được thể, một lát sau hà mã con lại tiếp tục gây sự với một con trâu rừng đang tiến lại uống nước. Nhưng trái với suy nghỉ của người xem và của cả chính con hà mã con, trâu rừng không những không né tránh mà còn tỏ thái độ lầm lì, ương ngạnh.

Đối mặt với điều này, có lẽ con hà mã chưa trưởng thành cũng cảm nhận được sự nguy hiểm đến từ thái độ đó và quyết định quay trở lại dưới nước.

Nguồn: Kruger Sightings

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/quy-tu-nha-ha-ma-di-gay-go-khap-noi-den-ca-sau-cung-phai-nhun-nhuong-20191224105507279.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY