(MangYTe) Nhiều người không hiểu đúng quy y tam bảo là gì và cho rằng đó là khi chúng ta phải hoàn toàn ở trong chùa hoặc hoàn toàn phải ăn chay, vì thế bài viết này giúp giải đáp những thắc mắc của bạn về quy y.
Quy y Tam Bảo là gì?
Có nhiều người quan niệm quy y chỉ đơn thuần là được đặt cho một pháp danh rồi nhờ đó mà đến chùa khấn vái sẽ thuận lợi và nhận được sự trợ giúp của Đức Phật. Nhưng đó thực sự là
hiểu lầm về Quy y.
Có thể cắt nghĩa, “quy” nghĩa là quay về, “y” nghĩa là nương tựa. Vậy Quy y Tam Bảo là gì? Đó là khi ta tìm được chỗ nương tựa tinh thần, để biết con đường tu học chân chính mà tự mình hóa giải nỗi khổ cho bản thân ở đời này và cả những kiếp sau.
Lễ Quy y Tam Bảo thường được hiểu là những người mang tâm thức tín ngưỡng đơn thuần, sau một thời gian tu tập đưa bản thân trở về nương tựa vào ba ngôi báu là Phật (Buddha), Pháp (Dhamma) và Tăng (Sangha).
Và quy y đơn thuần là sự gieo duyên với đạo Phật. Phật pháp hướng con người đến gần hơn với sự an lạc, chỉ có tự tham thấu, gieo duyên tu hành thì mới gần hơn với ánh sáng “chân – thiện – mỹ” ấy.
Ý nghĩa của Quy y Tam Bảo
Đức Phật là người đi trước chúng ta, người đã trải qua không ít khổ ải để hiểu về cuộc đời này và mong muốn chúng ta cũng được chấm dứt khổ đau và giải thoát luân hồi sinh tử. Bởi thế, nếu người nào muốn chuyển mê khai ngộ, tạo dựng một đời sống an lành hạnh phúc thì quy y Tam bảo là nền tảng, là sự nương nhờ ánh sáng Phật pháp chỉ đường.
Quy Y Phật
Có thể nói, không có trang sức châu báu nào lộng lẫy như Phật Bảo. Gương hạnh ân đức cao thượng của Ðức Phật là vô giá để cho loài người noi theo. Trong
hiểu lầm về Đạo Phật có nói đến một sự thật rằng Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là Thái tử Sĩ-Ðạt-Ta người Ấn Ðộ dòng dõi Hoàng tộc, Người kết duyên với công chúa Gia-Du-Ðà-La và đã sinh Hoàng tôn La-Hầu-La. Ngài cũng có gia đình vợ con như bao nhiêu người khác, nhưng giác ngộ được nỗi khổ của kiếp làm người, rời bỏ Hoàng cung để tìm lối giải thoát bốn nỗi khổ sanh, già, bệnh, ch*t…
Như vậy, thì chúng ta chỉ Qui Y và thờ duy nhất một Ðức Phật Thích Ca để tưởng nhớ công đức của Ngài và lấy gương hạnh của Ngài để soi sáng nhắc nhở đạo tâm chúng ta hằng ngày phải tu tập sống buông xả như Ngài.
Ngài đã gởi thông điệp đến cảnh báo cho loài người, nếu muốn tu hành có kết quả để thoát kiếp nhân sanh đau khổ như Ngài thì nên tránh xa hai cực đoan: “Một là tránh xa sự đam mê thụ hưởng ngũ dục, lạc thú thấp hèn làm mất chủng tử Thánh thiện, mất phẩm chất cao thượng – Hai là không nên tự ép xác hành hạ mình, sống đời khổ hạnh ức chế thân tâm mê lầm phiền não”. Và Ngài đã vạch ra con đường “Trung Ðạo” chỉ rõ bốn chân lý “Khổ, Tập, Diệt, Ðạo” của kiếp người.
Tham khảo:
3 nguyên tắc cơ bản của Phật giáo giúp tu 3 giờ hiệu quả như 3 năm Quy Y Pháp
Pháp Bảo là những lời dạy của Ðức Phật, sau khi tu tập chứng đạt. Ngài muốn đem kinh nghiệm thành quả tu hành của Ngài chỉ dạy lại cho chúng ta sáng suốt hơn trong cuộc sống, tránh xa sự vô minh, mê lầm hiện tại. Ngài nói: "Ta chỉ là người chỉ đường, các con hãy tự lực thắp đuốc lên mà đi…” hoặc dạy: “Nếu Ta nói một điều gì mà mọi người hiểu được, biết được bằng ý thức thì Ta không có nói dối. Còn Ta nói ra một điều gì mà mọi người phải hiểu bằng tưởng ngoài sức hiểu biết bằng ý thức của con người thì Ta đã có nói dối trong Ta…”.
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu, tùy nhân duyên mà mỗi người chọn cho mình một pháp như Thiền, Tịnh, Mật… Khi đến với pháp nào mà mình thấy quen thuộc và gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hành, có an lạc thì biết mình có nhân duyên với pháp môn đó. Pháp môn chỉ là phương tiện, là con đường chứ không phải đích đến. Vì thế tu theo pháp môn nào là tùy nhân duyên. Quan trọng là, tu tập theo bất cứ pháp môn nào mà đầy đủ Giới-Định-Tuệ thì bạn đang tu tập đúng Chánh pháp.
Chúng ta phải sáng suốt phân minh những giáo pháp nào không có phương pháp hành trì cụ thể ngoài ý thức hiểu biết của con người, tha cầu bạc nhược, không có công năng của Pháp Bảo là tự lực ngăn ác diệt trừ ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, chuyển mê khai ngộ, không tiến dẫn con người từ chỗ sống thiếu đạo đức.
Quy Y Tăng
Quy y Tăng là nguyện suốt đời quay về nương tựa vào ngôi Tăng bảo. Tăng bảo hay còn gọi chư Tăng (Sangha), có nghĩa là cộng đồng các tu sĩ Phật giáo (các Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo ni) từ 4 người trở lên, sống chung thanh tịnh và hòa hợp.
Bổn sư là người đại diện cho chư Tăng tác pháp cho Phật tử quy y Tam bảo. Bổn sư là vị thầy trợ duyên cho Phật tử chúng ta bước những bước chân đầu tiên vào chánh đạo.
Sự khác biệt giữa một vị thầy danh tiếng hay vị thầy ở chùa gần nhà không có gì khác biệt, chúng ta tùy duyên để có thể tìm học với các vị thầy khác nhau. Nhiều người dù đã quy y rồi vẫn muốn quy y thêm lần nữa với một người thầy danh tiếng khác là sai lầm, là điều không nên làm đối với các Phật tử chân chính.
Tham khảo:
Đâu là sự khác nhau giữa NGHIỆP BÁO và SỐ PHẬN Việc cần làm sau khi Quy y Tam Bảo
Sau lễ quy y, người đó chính thức trở thành Phật tử. Quy y là một sự phát tâm cao thượng, nguyện từ nay quay về nương tựa Phật-Pháp-Tăng, sống theo lời Phật dạy để trở thành một Phật tử chân chính, một công dân gương mẫu, sống lợi đạo và ích đời.
Nhiều người tưởng rằng sau khi Quy y phải vào Chùa thế nhưng có hai dạng Đệ tử Phật: Hạng xuất gia sống ở chùa viện, không lập gia đình. Còn hạng đệ tử Phật tại gia, có gia đình con cái và tạo dựng sự nghiệp như mọi người.
Người Phật tử lúc này phát tâm trau dồi đạo đức của bản thân bằng cách phát nguyện thọ trì năm giới cấm (không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không say nghiện). Tiếp theo, người Phật tử phát nguyện học tập, nghiên cứu Phật pháp (nghe giảng trực tiếp hoặc từ băng đĩa, đọc tụng kinh sách, tham dự các lớp học giáo lý).
Đó là những bước cần thiết để người theo Phật hiểu và tránh làm sai lời Phật dạy. Hiện nay một bộ phận không nhỏ Phật tử đã quy y nhưng do chưa hiểu Phật pháp nên không thực hành chuyển nghiệp và tạo phước.
Nếu điều kiện cho phép chúng ta có bàn Phật để thờ ở tư gia. Mỗi tháng ít nhất ăn chay 2 ngày, nên dành thời gian đi chùa. Ít nhất là những thời sám hối để nghe lại lời Phật dạy, để trưởng dưỡng tâm Bồ Đề và đảnh lễ Phật. Để ít nhất những lời dạy đó giúp chúng ta tự kiềm hãm được những hành động quá đà trong cuộc sống mà theo thói quen trước đó.
Có thể khuyến khích người thân hướng về Phật pháp, nhưng không có nghĩa là ép buộc họ. Ai đó được đón nhận ánh sáng Phật pháp cũng còn là cái duyên.
Kate NguyễnGià Lam Bồ Tát - Quan Công buông đao quy y cửa Phật