Tâm linh hôm nay

Tam quy trong kinh Pháp Cú

Muốn tu đạo Phật thời bước đầu tiên trong con đường tu tập là “Quy Y”. Quy là trở về. Y là nương tựa. Quy y là sự trở về để nương tựa. Có tất cả ba sự trở về nên gọi là “Tam Quy”. Đó là quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng.

 > Thọ trì Năm Giới nhưng tại sao lại cần thọ Tam Quy?

 Muốn tu học theo Đạo Phật, muốn trở thành Phật tử thời chính bản thân mình phải có chí muốn thành Phật và tự nguyện sẽ thành Phật, vì biết mình có sẵn Phật tánh nên tự tin là mình sẽ thành Phật. Ai tu cũng được cả, dù giàu sang hay nghèo hèn, dù thông minh hay dốt nát, dù già hay trẻ. Tu càng sớm càng hay. Tu chỉ có nghĩa là “sửa đổi”, sửa xấu thành đẹp, sửa ác thành hiền, sửa si mê thành giác ngộ… Tu ở nhà, tu ngoài xã hội, tu ở chùa, nơi đâu cũng được.     

Muốn tu đạo Phật thời bước đầu tiên trong con đường tu tập là “Quy Y”. Quy là trở về. Y là nương tựa. Quy y là sự trở về để nương tựa. Có tất cả ba sự trở về nên gọi là “Tam Quy”. Đó là quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng.

Phật, Pháp, Tăng là ba thứ tôn quý nhất của người Phật tử, cho nên gọi là “Tam Bảo”. Bảo là quý. Công việc đầu tiên của người bước vào Đạo Phật là “Quy Y Tam Bảo”, nghĩa là đến chùa, xin làm lễ được nhận vào hàng đệ tử của Phật, và xin chư Tăng truyền giới cho.

Tại sao phải quy y Tam Bảo?

Giáo chủ một đạo khác chuyên tu khổ hạnh, dạy đệ tử tìm nương tựa nơi núi, rừng v.v... để thoát khỏi đau khổ. Ðức Phật khuyên rằng vì sợ hãi mà đến quy y thần núi, quy y thần rừng và tại các đền miếu thời đó không phải là chỗ quy y tối thượng, không phải là chỗ nương tựa an toàn. Quy y như thế khổ não vẫn còn nguyên. Trái lại người đi tìm quy y Phật, Pháp, Tăng, được mở trí tuệ để hiểu rõ “Bốn điều chân lý nhiệm mầu” (Tứ Diệu Đế), hiểu biết “Tám con đường chân chính phải theo” (Bát Chánh Đạo) để thoát khỏi mọi điều đau khổ. Quy y như vậy mới hòng được giải thoát:

 (Pháp Cú 188 - 192)

Loài người hãi sợ kinh hoàng

Nên tìm nhiều chỗ vội vàng quy y

Thánh thần núi nọ, rừng kia

Hoặc nơi cây cối, tháp bia, miếu đền

Nào đâu nương tựa được yên

Quy y như vậy não phiền còn vương,

Nếu quy y Phật, Pháp, Tăng

Riêng phần trí tuệ vinh thăng nhiệm mầu

Hiểu ra Tứ Đế thâm sâu:

Biết rằng trần thế khổ đau là gì,

Hiểu ra nguồn gốc khổ kia,

Biết đường diệt hết khổ đi là rồi

Biết Bát Chánh Đạo tuyệt vời

Tám đường chân chính con người nên theo

Quy y chỗ đó cao siêu

An toàn, giải thoát trăm điều khổ đau.

1. Chúng sinh cần trở về để nương tựa vào Đức Phật

Con người trước khi được nghe Phật Pháp, sống trong cảnh mê lầm, như người lạc đường trong đêm tối. Muốn ra ngoài ánh sáng và đi cho đúng đường, cần phải đổi hướng, quay đầu theo sự chỉ dẫn của Phật, xem đó là vị đạo sư. Ðức Phật là ông thầy cao quý nhất đã vạch ra con đường giải thoát. Đây là “Quy Y Phật”, còn gọi là “Nam Mô Phật”. Nam Mô Phật thường được nói tắt thành “Mô Phật”. Nam Mô Phật là nói theo tiếng Phạn, có nghĩa là “Chí tâm đảnh lễ Đức Phật”. 

Ý nghĩa của quy y Tam Bảo

Ta chính thức trở thành Phật tử sau khi thọ lễ quy y Tam Bảo. Người Phật tử quy y, hay tìm nương tựa nơi Ðức Phật, không phải để cầu xin hay hy vọng được chính Ngài ra tay giải thoát giùm mình. Niềm tin mà người Phật tử trọn vẹn đặt vào Ðức Phật giống như niềm tin của người bệnh đặt vào danh y, hay của trò đặt vào nơi thầy. Ta phải thường xuyên suy niệm về Phật, suy niệm về các phẩm hạnh của Phật:

(Pháp Cú 296)

Những người đệ tử Phật Đà

Đêm ngày tỉnh giác để mà nghĩ suy

Nghĩ về Đức Phật từ bi

Một lòng tưởng niệm sớm khuya chuyên cần.

2. Đã quay về với ánh sáng của Phật thì phải tuân theo lời giảng dạy của Phật, nghe giáo lý của Phật

Giáo Pháp là con đường duy nhất. Đây là “Quy Y Pháp”. Thường xuyên suy niệm về chánh pháp, suy niệm về đặc tính của chánh pháp, tức là những lời giáo huấn của Phật:

(Pháp Cú 297)

Những người đệ tử Phật Đà

Đêm ngày tỉnh giác để mà nghĩ suy

Nghĩ về Chánh Pháp từ bi

Một lòng tưởng niệm sớm khuya chuyên cần.

Câu chuyện anh chàng vô thần quy y

3. Khi Đức Phật còn tại thế thì nghe lời giảng của Đức Phật.

Khi Đức Phật đã tịch diệt thì nghe lời giảng của chư Tăng. Tăng là các vị Sư, những người đã xuất gia tu tập, hy sinh đời riêng để làm sứ mạng giữ gìn giáo pháp và tuyên dương giảng dạy giáo lý cho người khác. “Tăng Già” là đoàn thể tu sĩ Phật Giáo, đại diện cho các vị Thinh văn đã theo đúng con đường và trở thành những gương sống. Khi “Quy Y Tăng” ta cần thường xuyên suy niệm về Tăng Già, suy niệm về phẩm hạnh của giáo hội Tăng Già, giáo hội cao quý của chư đệ tử Phật:

(Pháp Cú 298)

Những người đệ tử Phật Đà

Đêm ngày tỉnh giác để mà nghĩ suy

Nghĩ về Giáo Hội từ bi

Chư Tăng hòa hợp sớm khuya tu hành.

Vị vua đầu tiên quy y Tam Bảo là ai?

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tam-quy-trong-kinh-phap-cu-d41500.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối tượng của tâm bi là những kẻ nghèo đói, túng thiếu, đau ốm, cô đơn dốt nát, hư hèn và cả những người có đời sống buông lung, phóng đãng tội lỗi.
  • Đức Phật dạy chỉ có tâm từ mới dập tắt được lòng sân hận, ác ý, thù oán. Không những dập tắt được lòng sân, tâm từ còn diệt được các mầm tư tưởng bất thiện. Nhìn thái độ của loài người đối với hận thù, Ðức Phật đưa ra nhận xét là tình thương sẽ chinh phục được lòng sân hận.
  • Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia. Những đặc điểm chính của người xuất gia là trong sạch, hoàn toàn độc thân, tự ý sống nghèo nàn, khiêm tốn, đơn giản, phục vụ một cách vị tha, nhẫn nại, bi mẫn và thanh tao nhã nhặn.
  • Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia. Những đặc điểm chính của người xuất gia là trong sạch, hoàn toàn độc thân, tự ý sống nghèo nàn, khiêm tốn, đơn giản, phục vụ một cách vị tha, nhẫn nại, bi mẫn và thanh tao nhã nhặn.
  • Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia. Những đặc điểm chính của người xuất gia là trong sạch, hoàn toàn độc thân, tự ý sống nghèo nàn, khiêm tốn, đơn giản, phục vụ một cách vị tha, nhẫn nại, bi mẫn và thanh tao nhã nhặn.
  • Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Ðức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”.
  • Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong những văn tự cổ xưa nhất của đạo Phật. Kinh được xem là một phương cách trình bầy đạo Phật giản dị và sáng sủa, ai ai cũng có thể hiểu được, và giúp ích cho sự tu tập hàng ngày nhờ những câu kệ tuyệt diệu này.
  • Kinh Pháp Cú – tức kinh 423 lời vàng của Đức Phật, được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật.
  • (MangYTe) Với người tu học Phật pháp thì Tam bảo hay Quy y Tam Bảo là khái niệm đã khá quen thuộc. Nhưng với những Phật tử mới, hoặc những người đang mong muốn tìm hiểu về đạo Phật thì việc hiểu tường tận về khái niệm cũng như ý nghĩa của Quy y Tam Bảo là rất cần thiết.
  • (MangYTe) Nhiều người không hiểu đúng quy y tam bảo là gì và cho rằng đó là khi chúng ta phải hoàn toàn ở trong chùa hoặc hoàn toàn phải ăn chay, vì thế bài viết này giúp giải đáp những thắc mắc của bạn về quy y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY