Tâm linh hôm nay

Tâm từ trong kinh Pháp cú

Đức Phật dạy chỉ có tâm từ mới dập tắt được lòng sân hận, ác ý, thù oán. Không những dập tắt được lòng sân, tâm từ còn diệt được các mầm tư tưởng bất thiện. Nhìn thái độ của loài người đối với hận thù, Ðức Phật đưa ra nhận xét là tình thương sẽ chinh phục được lòng sân hận.

 > Cách nhìn sâu bằng tâm Từ bi Hỷ xả

“từ” là lòng lành giúp ích cho người, lòng thương yêu, thường đem vui cho tất cả chúng sinh. “tâm từ” là cái gì làm cho lòng êm dịu, là lòng mong ước cho tất cả chúng sinh đều được an lành vui vẻ, lòng chân thành của người bạn hiền muốn cho bằng hữu mình được an vui hạnh phúc. ngược lại với tâm từ là lòng “sân hận”.

Tâm từ không phải là sự yêu thương thiên về xác thịt, về T*nh d*c, cũng không phải là lòng trìu mến vị kỷ, lòng luyến ái đối với người nào. tâm từ không phân biệt kẻ thân người sơ, không dành riêng cho tình đồng chí, đồng chủng, cũng không dành riêng cho tình đồng hương hay đồng đạo. hơn nữa tâm từ không phải chỉ nên có giữa người và người mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, bởi vì, loài cầm thú cũng cần đến sự giúp đỡ và tình thương.

Tâm từ bi là cội nguồn hạnh phúc

Nói tóm lại, tâm từ bao la, rộng rãi, trải ra đồng đều đối với chính mình cũng như đối với những người thân cận, dù không quen biết, dù có ác cảm với mình. người thực hiện từ tâm đến mức độ cùng tột sẽ thấy mình đồng hóa với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. cái gọi là “ta” không còn nữa. mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng. vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.

Đức phật dạy chỉ có tâm từ mới dập tắt được lòng sân hận, ác ý, thù oán. không những dập tắt được lòng sân, tâm từ còn diệt được các mầm tư tưởng bất thiện. nhìn thái độ của loài người đối với hận thù, ðức phật đưa ra nhận xét là tình thương sẽ chinh phục được lòng sân hận. ðể giảng hòa một cuộc tranh chấp giữa hai tiểu bang đang giành nhau nước dưới con sông làm ranh giới, ðức phật dạy:

(Pháp Cú 197)

“Ở ngay giữa đám nhân sinh

Dù người hờn oán, nếu mình thảnh thơi

Sống không thù hận cùng người

Thật là sung sướng, cuộc đời thơm hương.”

Tâm từ bi để đời an lạc

Nhưng có lòng từ ái đối với người khác không có nghĩa là phải quên mình. Lúc Ðức Phật sắp nhập Niết Bàn, các đệ tử từ bốn phương xa gần tấp nập về đảnh lễ Ngài. Chỉ có một thầy Tỳ kheo lại rút về tịnh thất chuyên cần hành thiền. Khi được hỏi về thái độ ấy, thầy trả lời vì trong ba tháng nữa Đức Phật sẽ nhập diệt nên thầy nghĩ rằng để tỏ lòng quý trọng Ngài, việc làm tốt đẹp nhất là thành tựu đạo quả A La Hán lúc Ngài còn tại tiền. Ðức Phật ngợi khen thầy và nhấn mạnh là “Không nên vì mục tiêu của người khác mà lãng quên mục tiêu, sự an lành của chính mình.” và hãy “lập tâm thành đạt mục tiêu ấy”:

“Chớ vì lợi ích cho người

Mà quên lợi ích cho nơi chính mình

Mục tiêu giải thoát tử sinh

Ai lo lợi ích cho mình chớ quên

Quyết tâm đạt được cho bền.”

(Pháp Cú 166)

Không nên hiểu lầm là Đức Phật dạy ta nên ích kỷ, chớ có phục vụ kẻ khác một cách vị tha, bất cầu lợi. Trái lại Đức Phật chỉ nhấn mạnh rằng trong khi phục vụ lợi ích cho người cũng đừng quên mục tiêu tự giải thoát cho chính mình. Mình có giác ngộ và giải thoát rồi sau đó đi giúp kẻ khác mới hữu hiệu được hơn.

>Xem thêm video: Tác hại của lời nói dối:

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tam-tu-trong-kinh-phap-cu-d41056.html)

Tin cùng nội dung

  • Vô thường nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên trong một trạng thái cố định, luôn luôn thay hình đổi dạng, biến đổi liên tục. Thoạt tiên là hình thành, rồi tồn tại, sau đó đến biến đi và cuối cùng là tan rã. Đạo Phật gọi những giai đoạn đó là: “thành, trụ, hoại, không” hay “sinh, trụ, dị, diệt”.
  • Vô ngã nghĩa là không có cái “Ta”, không có cái bản ngã, cái bản thể. Đối với người, đối với mình, đối với mọi người mọi vật không chấp có một cái thân thể thường tồn, nhất định, mà cho rằng chỉ là một cái thân do ngũ uẩn tạm thời hòa hợp mà thôi.
  • Đối tượng của tâm bi là những kẻ nghèo đói, túng thiếu, đau ốm, cô đơn dốt nát, hư hèn và cả những người có đời sống buông lung, phóng đãng tội lỗi.
  • Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia. Những đặc điểm chính của người xuất gia là trong sạch, hoàn toàn độc thân, tự ý sống nghèo nàn, khiêm tốn, đơn giản, phục vụ một cách vị tha, nhẫn nại, bi mẫn và thanh tao nhã nhặn.
  • Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia. Những đặc điểm chính của người xuất gia là trong sạch, hoàn toàn độc thân, tự ý sống nghèo nàn, khiêm tốn, đơn giản, phục vụ một cách vị tha, nhẫn nại, bi mẫn và thanh tao nhã nhặn.
  • Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia. Những đặc điểm chính của người xuất gia là trong sạch, hoàn toàn độc thân, tự ý sống nghèo nàn, khiêm tốn, đơn giản, phục vụ một cách vị tha, nhẫn nại, bi mẫn và thanh tao nhã nhặn.
  • Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) Ðức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”, tức là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”, đó là các tâm “Từ, Bi, Hỷ, Xả”.
  • Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong những văn tự cổ xưa nhất của đạo Phật. Kinh được xem là một phương cách trình bầy đạo Phật giản dị và sáng sủa, ai ai cũng có thể hiểu được, và giúp ích cho sự tu tập hàng ngày nhờ những câu kệ tuyệt diệu này.
  • Kinh Pháp Cú – tức kinh 423 lời vàng của Đức Phật, được xem là quyển kinh Phật bỏ túi, kinh gối đầu giường của người học Phật, tu Phật và trải nghiệm chân lý Phật.
  • Cuốn sách là tập hợp của những giác ngộ về thiền, tâm và sự buông bỏ. Bằng những câu chuyện đời thường, do chính tác giả trải qua hay ghi nhận, cuốn sách khẳng định, khi có tâm thiện lành, những tổn thương tinh thần và cả thể xác đều có thể được chữa lành
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY