“hỷ” là lòng vui, tự mình vui và mừng giùm cho người được điều thiện. hay muốn nói cho đủ là tùy hỷ: vui theo, cùng vui với người khác. phản nghĩa của hỷ là “ưu phiền”. hỷ không phải là trạng thái thỏa thích suông, cũng không phải là cảm tình riêng đối với một người nào. hỷ là lòng cùng vui thích với người khác khi họ có hạnh phúc hay họ được thành công, nhất là khi sự thành công ấy tiến về nẻo thiện, hướng đến mục đích giải thoát. lòng “ganh tị” là kẻ thù trực tiếp của hỷ. nhiều người lấy làm bực tức khi thấy người khác thành công hay vui khi thấy người khác thất bại. chính tâm hỷ làm tiêu tan lòng ganh tị đó.
Người có tâm hỷ sẽ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại cho mình hơn cả người khác. nếu so sánh với tâm từ và tâm bi, tâm hỷ lại càng khó thực hiện. muốn có tâm hỷ, phải có ý chí mạnh mẽ và hết sức cố gắng. để tạo sự an vui, hạnh phúc trong đời sống cá nhân cũng như tập thể và vươn mình lên sống đời trong sạch, cao thượng, người phật tử nên thực hành tâm hỷ.
Một Sa di, con của người gác cửa, nói xấu về tâm bố thí của tất cả các thiện tín đến chùa, từ đại thí chủ như ông Cấp Cô Độc đến vua Ba Tư Nặc, ngoại trừ những người có họ hàng với chú. Vài vị Sư khác bạch lại vớí Đức Phật về tác phong thấp hèn của chú Sa di, Đức Phật dạy “Người nào đem lòng khen chê, bất mãn và đố kỵ về những phẩm vật bố thí thì tâm người ấy chưa được an tịnh.