Một vị Tăng sĩ nọ có thói quen, mỗi khi tranh luận với ai mà thấy đuối lý thời mời người ấy đến một nơi khác, vào một giờ hẹn trước, để tiếp tục thảo luận cho ra lẽ. Nhưng đến ngày hẹn, thầy lại tới chỗ hẹn trước giờ và tuyên bố là vị kia đã thua tài biện luận của mình vì không thấy đến nơi hẹn. Khi câu chuyện được bạch lại với Ðức Phật, Ðức Phật giải thích thái độ của người thật sự đáng là Tỳ kheo “Chẳng phải cạo trọc đầu mà có được danh nghĩa Sa môn. Kẻ đã dứt trừ xong mọi ác ý mới là Sa môn”:
Vài vị Tỳ kheo đã thành đạt những tiến bộ tinh thần khá cao nhưng không kiên trì tinh tấn để đắc quả A La Hán ngay. Họ nghĩ rằng họ đã thành công trong việc tu tập như thế thời dễ dàng có thể trở thành A La Hán lúc nào cũng được. Họ đến yết kiến Đức Phật và nói lên ý nghĩ đó. Ngài khuyên “Chẳng phải vì thuộc giới luật, học rộng, nghe nhiều, chứng ngộ tu thiền, sống cô độc mà tự mãn khi chưa thành đạt mục tiêu cuối cùng, khi mà mê lầm, phiền não còn trong tâm”. Các Tỳ kheo nhờ đó mà tinh tấn tu tập hơn và chứng quả:
Năm thầy Tỳ kheo, mỗi thầy tự chế một giác quan. Các thầy bạch hỏi Ðức Phật để biết giác quan nào khó chế ngự hơn hết. Ðức Phật dạy điều phục giác quan nào, căn nào, cũng khó như nhau, nhưng người tu hành đồng thời phải chế ngự được đủ các căn mới tiến đến được giải thoát:
Một Tỳ kheo có tài ném đá, trăm phát trúng cả trăm. Một hôm thầy ra tắm sông cùng một số bạn đồng tu. Muốn khoe khoang tài của mình, thầy liệng cục đá vào đầu một trong hai con thiên nga đang bơi lội gần đó, làm nó bị ch*t. Ðể khuyên dạy, Ðức Phật giải thích trạng thái thích đáng mà một người Tỳ kheo cần phải có:
Một thầy Tỳ kheo đã lăng mạ hai vị đại đệ tử của Ðức Phật là các tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên nên bị đọa địa ngục. Đức Phật nhân cơ hội này dạy rằng một Tỳ kheo phải kiểm soát lời nói, ăn nói hiền từ hoà nhã, không tự phụ, thì khi diễn bày ý nghĩa của kinh điển lời sẽ êm dịu rõ ràng. Ăn nói khôn khéo ở đây có nghĩa là trí tuệ:
Một vị Tăng sĩ biết Ðức Phật sắp nhập Niết Bàn, cố tránh không làm theo những vị khác. Thầy rút về tịnh thất mình, lấy giáo pháp làm đề mục hành thiền nhằm thành đạt đạo quả A La Hán. Vì hiểu lầm thái độ của thầy, các vị khác đem câu chuyện bạch lại với Ðức Phật. Khi nghe thầy đó giải thích ý định của mình, Ðức Phật tán dương thầy:
Một thầy Tỳ kheo nhận lời mời của một đệ tử của Ðề Bà Ðạt Ða đến tu viện riêng của Đề Bà Đạt Đa và sống vài ngày trong sự tiếp đón nồng hậu của chủ. Khi trở về chùa, các vị khác đem câu chuyện bạch lại với Ðức Phật. Ðức Phật khuyên dạy thầy và các vị khác là “nên biết đủ” và “đừng khinh thường những gì mình thọ lãnh”:
Từ bi chất chứa trong tâm và Tỳ kheo luôn luôn đem nguồn vui đến cho mọi người, cứu khổ mọi loài. Tỳ kheo lấy từ tâm đối xử với mọi người, vui thích với giáo pháp, sẽ đạt đến cảnh giới an lạc và được giải thoát khỏi sầu khổ:
Người dứt bỏ thằng thúc sẽ vượt qua trận lụt, “vượt dòng nước lũ mênh mông”, tức là đã giác ngộ và giải thoát:
Cắt đứt được năm điều phiền não là: cái tôi, hoài nghi, cố chấp sai lầm trong nghi thức cúng tế, luyến ái và sân hận. Dứt bỏ được năm điều ô trược là: tham ái, sân hận, phóng dật, kiêu căng và mê muội. Trau dồi năm căn lành tốt là: lòng tin nơi “Tứ Diệu Đế”, ý niệm chánh pháp, quyết tâm tu tập, tâm không vọng động và suy xét hiểu rõ chân lý. Vượt khỏi năm điều trói buộc là: tham ái, sân hận, si mê, ngã mạn và tà kiến.
Đức Phật dạy rằng Tỳ kheo phải chuyên cần hành thiền, đừng xao lãng, phải hết sức chú ý và tập trung tư tưởng, theo dõi hơi thở, giữ chánh niệm và tỉnh giác, đừng để tâm chạy theo dục lạc. Không vì phóng túng mà nuốt hòn sắt nóng dục lạc. Lúc cháy phỏng mới ăn năn, than thở thì đã muộn rồi: