Chiều 19/8, GS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Y tế chủ trì buổi giao ban trực tuyến về công tác phòng chống dịch với lãnh đạo y tế 63 tỉnh, thành.
Cần chủ động mọi tình huống
GS Nguyễn Thanh Long cho biết, trong gần 1 tháng qua, nhờ triển khai tất cả các biện pháp quyết liệt chưa từng có tiền lệ, các ổ dịch ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng đang từng bước được kiểm soát. Số ca mắc giảm dần trong những ngày gần đây.
Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số tỉnh miền Trung đang tiếp tục tăng cường truy vết, xét nghiệm, xác định các yếu tố nguy cơ để triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh kịp thời.
Tại Hải Dương, Bộ Y tế xác định khả năng nguồn bệnh xâm nhập vào quán ăn “Thế giới bò tươi” – nơi có ca bệnh 867 từ khoảng ngày 25-27/7. Đến nay dịch lây ra cộng đồng, đã có 12 ca mắc. Trong những ngày tới có thể có thêm ca nhiễm mới.
Quyền Bộ trưởng Y tế yêu cầu tất cả các địa phương nâng cao cảnh giác, rà lại tất cả các kịch bản ứng phó, sẵn sàng tâm thế chống dịch Covid-19
Cơ quan chức năng xác định có khoảng 1.000 khách từng đến nhà hàng kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên, hiện đã qua 2 tuần nên tiếp xúc với cộng đồng rất nhiều. Do đó ngay ngày mai, Bộ Y tế tiếp tục tăng cường chuyên gia đầu ngành hỗ trợ truy vết, giám sát.
Quyền Bộ trưởng Y tế đánh giá, dịch giai đoạn mới diễn biến phức tạp hơn, tốc độ lây lan mạnh hơn, từng có nhiều gia đình thành ổ dịch, giai đoạn trước chỉ có 40 ổ nhưng nay đã lan 150 ổ. Và thời gian tới, sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca trong cộng đồng.
Từ bài học của Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương, GS Long cho rằng nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong cách xử lý. Đó là lý do Bộ Y tế phải thường xuyên điều chuyên gia trung ương đến hỗ trợ các địa phương.
Ông cũng nhấn mạnh, các địa phương phải chuẩn bị tâm thế dịch còn kéo dài, nếu như không có vắc xin, cuộc chiến chống dịch sẽ rất khó khăn.
“Nếu dịch xảy ra ở các địa phương khác, sẽ bùng phát không kém Đà Nẵng. Đà Nẵng là một ví dụ về vấn đề con người, cơ sở cấp cứu, dù chúng ta đã nỗ lực nhưng vẫn phải huy động tổng lực từ trung ương đến hỗ trợ. Nếu dịch xảy ra tại một tình miền núi thì sẽ càng khó khăn hơn. Chúng ta phải xác định từ nay trở đi sẽ không có lúc nào bình yên mà sẵn sàng có dịch”, quyền Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận.
Về tiến trình sản xuất vắc xin ngừa Covid-19, GS Long cho biết, Việt Nam tìm mọi cách để tiếp cận nhưng sớm nhất cũng phải 6 tháng cuối năm 2021 mới có. Từ nay đến lúc đó các địa phương phải sẵn sàng “chiến đấu” với dịch.
Trước diễn biến phức tạp của dịch, quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương chủ động trong mua sắm trang thiết bị, sinh phẩm y tế và nâng cao năng lực xét nghiệm, tránh tâm thế trông chờ, thụ động.
“Phải chủ động trong các tình huống ca bệnh tăng. Xét nghiệm rất quan trọng để nhanh chóng truy vết, giám sát, cách ly, khoanh vùng, dập dịch”, GS Long nhấn mạnh.
Các tỉnh rà lại kịch bản ứng phó
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.