Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo yêu cầu thành phố phải có kế hoạch cụ thể trong việc triển khai tiêm vắc-xin từng ngày sau khi đã đề nghị Bộ Y tế cấp thêm vắc-xin. Theo quy định của pháp luật, việc tiêm vắc-xin là không bắt buộc, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, đây là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người đối với sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Liên quan công tác hỗ trợ điều trị, ban chỉ đạo yêu cầu thành phố tiếp tục tăng cường tổ chức hệ thống giám sát y tế cộng đồng đến từng khu, cụm dân cư, phối hợp nhuần nhuyễn với các đơn vị trong điều chuyển nhanh chóng, kịp thời bệnh nhân. với những kết quả đạt được trong việc chuyển từ vùng nguy cơ (vùng vàng) thành vùng an toàn (vùng xanh), giữ vùng an toàn, ban chỉ đạo đề nghị thành phố có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để giữ chắc và mở rộng vùng đã an toàn.
Từ kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh và một số địa phương, để sẵn sàng cho tình huống dịch lan rộng hơn, Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế hướng dẫn các tỉnh, thành phố còn ít ca mắc Covid-19 tiếp tục kiện toàn hoạt động của Tổ Covid cộng đồng; khẩn trương thực hiện việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm; tập huấn, thí điểm cách ly F1 tại nhà; sớm chuẩn bị trung tâm thu dung F0 không triệu chứng, chăm sóc đầy đủ sức khỏe và tinh thần để giảm thấp nhất tỷ lệ chuyển sang có triệu chứng; các cơ sở điều trị ca mắc có triệu chứng nhẹ được thành lập với hệ thống ô-xi tập trung, máy thở ô-xi dòng cao… Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương tổ chức hệ thống điều trị theo mô hình năm lớp từ kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh.
Ban Chỉ đạo lưu ý, các địa phương cần thiết lập hệ thống đường dây nóng có năng lực tiếp nhận, xử lý đầy đủ thông tin cần trợ giúp về sức khỏe của người dân, không chỉ liên quan đến dịch Covid-19...
Ðể chuẩn bị cho TP Hà Nội và các tỉnh phía bắc trong công tác ứng phó về điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế quyết định thành lập Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện Ðại học Y Hà Nội (gọi tắt là Bệnh viện điều trị Covid-19 - Y Hà Nội), với quy mô 500 giường bệnh. Bệnh viện là tuyến cuối trong điều trị người bệnh Covid-19 tại khu vực TP Hà Nội, thực hiện chức năng của Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia. Bộ Y tế giao Giám đốc Bệnh viện Ðại học Y Hà Nội huy động nguồn nhân lực y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Bệnh viện Ðại học Y Hà Nội, của TP Hà Nội và các nguồn hợp pháp khác để phục vụ cho nhiệm vụ được giao. Dự kiến trung tuần tháng 8/2021, bệnh viện sẽ đi vào hoạt động.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đề nghị tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội khi có một trong các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác… cần liên hệ ngay với trạm y tế xã, phường nơi cư trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS- CoV-2 miễn phí.
Bộ Y tế đã có văn bản hỏa tốc gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn; ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền theo Nghị quyết 21/NQ-CP.
Tại Hội nghị trực tuyến và tập huấn về tăng cường công tác điều trị, hồi sức tích cực trong phòng, chống Covid-19 vào sáng 2/8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, qua kiểm tra thực tiễn công tác phòng, chống dịch, vẫn còn không ít địa phương xây dựng kịch bản phòng, chống dịch chưa tính hết những tình huống có thể xảy ra, cho dù Bộ Y tế đã cảnh báo nhiều lần chủng
vi-rút Delta sẽ lây lan mạnh, rộng, khó kiểm soát và kéo dài. Hầu hết kịch bản chuẩn bị của các địa phương đều thấp hơn thực tế, chưa phát huy phương châm bốn tại chỗ trong phòng, chống dịch. Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục phát huy tối đa bốn tại chỗ, Trung ương chỉ hỗ trợ trong tình huống cần thiết cho các trung tâm hồi sức của Trung ương trên địa bàn; yêu cầu tất cả các cơ sở y tế đang điều trị bệnh nhân Covid-19 phải chuẩn bị sẵn sàng về ô-xi, máy thở.
Hoàn thiện Bệnh viện dã chiến số 2 Bình Dương với 5.000 giường, tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ảnh: CHÍ TƯỞNG
Bộ Y tế đã có công văn đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo không thực hiện việc phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn để diệt vi-rút SARS-CoV-2 tại những khu vực ngoài trời; không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào, gồm cả biện pháp dùng máy phun hóa chất trực tiếp vào người hoặc sử dụng buồng khử khuẩn phun hóa chất… Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những nơi như đường phố, vỉa hè không phải là nơi chứa vi-rút SARS-CoV-2. Việc phun hóa chất diệt khuẩn ở ngoài trời không được WHO, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) khuyến cáo do kém hiệu quả, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người phun và người chung quanh khu vực phun; có thể gây hại đến môi trường và làm lãng phí nguồn hóa chất dự trữ cho công tác phòng, chống dịch.
Ngày 2/8, gần 200 cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai lên đường tham gia chi viện cho TP Hồ Chí Minh. Ðoàn công tác bao gồm các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế đã dạn dày trong công tác chống dịch Covid-19. Ðoàn sẽ hỗ trợ chuyên môn cho Trung tâm hồi sức tích cực quy mô 500 giường bệnh tại Bệnh viện dã chiến số 16.
Chiều cùng ngày, thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết, có thêm 1.188.000 liều vắc-xin Covid-19 AstraZeneca từ Cơ chế COVAX về đến Việt Nam, nâng tổng số vắc-xin Covid-19 hỗ trợ cho Việt Nam lên 8.681.300 liều. Ðến nay, Việt Nam đã triển khai tiêm hơn 6,4 triệu liều vắc-xin Covid-19, trong đó có 659.064 người đã được tiêm liều thứ hai.
Tập đoàn Vingroup đã đàm phán thành công đơn hàng 500 nghìn lọ Remdesivir- Thu*c điều trị Covid-19 - được Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép. Toàn bộ số Thu*c sẽ được trao tặng cho Bộ Y tế. Thu*c sẽ được chuyển về Việt Nam trong tháng 8/2021, trong đó 105 nghìn lọ đầu tiên sẽ về đến TP Hồ Chí Minh trước ngày 5/8. Vingroup cũng đã ký kết với Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vắc-xin phòng Covid-19. Công ty CP Công nghệ Sinh học VinBioCare (công ty thành viên của Vingroup) sẽ sản xuất vắc-xin phòng Covid-19 có tên VBC-COV19-154. Vắc-xin này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm của vi-rút SARS-CoV-2 như Delta, Alpha, Beta, Gamma... Theo lộ trình, lô vắc-xin đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào đầu năm 2022.
* Ngày 2/8, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3679/QÐ-BYT phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ARCT-154 phòng Covid-19 (khi được sản xuất tại Việt Nam có tên VBC-COV19-154).Theo kế hoạch ngày 8/8 sẽ tổ chức khởi động chương trình thử nghiệm lâm sàng vắc-xin này tại Trường đại học Y Hà Nội.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, ngày 2/8 cả nước ghi nhận 7.455 ca mắc Covid-19, trong đó 10 ca nhập cảnh và 7.445 ca ghi nhận trong nước tại 38 tỉnh, thành phố, trong đó có 2.344 ca trong cộng đồng. TP Hồ Chí Minh vẫn là địa phương ghi nhận nhiều ca mắc nhất (4.264 ca), tiếp đến Bình Dương (949 ca), Long An (445 ca), Ðồng Nai (380 ca), Khánh Hòa (286 ca), Cần Thơ (221 ca), Hà Nội (159 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (132 ca)… Trong ngày, có 3.808 người bệnh mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh và Tiểu ban Ðiều trị (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) thông báo bổ sung 389 người ch*t từ ngày 17/7 đến 2/8 tại các địa phương: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Ðồng Nai, Long An.