Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Quyết liệt phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội

Hiện nay, thời tiết miền Bắc đang là mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH).

Tính đến nay, Hà Nội nghi nhận 137 trường hợp mắc SXH, không có trường hợp nào Tu vong, số ca mắc được phân bổ tại 23/30 quận huyện và 96/579 xã phường. Mặc dù số ca mắc giảm 44,6% so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên, trong thời gian tới, số ca mắc SXH có thể gia tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi cho véc-tơ truyền bệnh phát triển, hiện nay đang là giai đoạn gia tăng dịch hàng năm, đồng thời Hà Nội đã ghi nhận một số ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh như xã Khánh Hà - Thường Tín, xã Thanh Thùy - Thanh Oai.

Để chủ động phòng chống dịch SXH, UBND thành phố xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh SXH trên địa bàn Hà Nội năm 2020 nhằm giảm tỷ lệ mắc và Tu vong do SXH, khống chế kịp thời không để dịch lớn xảy ra, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành của thành phố cần phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong triển khai phòng chống SXH. Trên cơ sở Đề án phòng chống SXH của địa phương, UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng chống SXH cụ thể của năm 2020. Thường xuyên cập nhật và ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Phun hóa chất phòng chống sốt xuất huyết tại khu dân cư. Ảnh: TM

UBND xã, phường, thị trấn thành lập các lực lượng cộng tác viên, tổ giám sát và đội xung kích diệt bọ gậy cùng với các ban, ngành đoàn thể trên địa bàn cùng thực hiện phòng chống SXH.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống SXH; khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi mắc bệnh. Đa dạng hoá các hình thức truyền thông, nội dung và phương pháp tuyên truyền phong phú, ngắn gọn, cụ thể, súc tích, hấp dẫn để mọi người dân dễ hiểu và thực hiện. Thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh cũng như cách phòng chống dịch của thành phố để người dân chủ động phòng dịch nhưng không hoang mang, lo lắng.

Tiếp tục củng cố, bố trí đủ, ổn định và nâng cao năng lực của các cán bộ y tế tham gia hệ thống giám sát dịch từ thành phố đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến của bệnh dịch không để dịch lan rộng. Đảm bảo sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, hóa chất xử lý ổ dịch.

Tăng cường giám sát dịch (giám sát bệnh nhân và giám sát véc-tơ) tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng (lưu ý các khu vực nguy cơ và các ổ dịch cũ về SXH).

Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, y tế cơ quan, trường học, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên, đội xung kích diệt bọ gậy trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh để tổ chức xử lý dịch triệt để và huy động cả cộng đồng tham gia phòng dịch.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, thu thập, quản lý, thống kê số liệu tình hình dịch bệnh.

Cụ thể, để chủ động phòng chống SXH, trong thời gian, tới Hà Nội tiếp tục triển khai tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống SXH 15/6; tổ chức đợt chiến dịch diệt bọ gậy tại các xã, phường, phun hóa chất tại các khu vực nguy cơ cao. Tổ chức xử lý quyết liệt, triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện. Triển khai tập huấn phòng chống SXH cho các giáo viên trong trường học, cho cán bộ khám chữa bệnh để phát hiện và báo cáo sớm ca bệnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát tại các khu vực có nhiều bệnh nhân, các ổ dịch kéo dài, kiểm tra các công trường xây dựng, chợ, trường học, khu công cộng, khu thuê trọ... nhằm xử lý kịp thời các ổ dịch, không để dịch lây lan trong cộng đồng.

Cục Y tế dự phòng,Bộ Y tế khuyến cáo người dân cách phòng chống sốt xuất huyết

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt bằng cách: Ðậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thả cá hoặc mêzô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.Thau rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
Phòng chống muỗi đốt: Mặc quần áo dài tay. Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi... Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. Cho người bị SXH nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác. Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Hoàng Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/quyet-liet-phong-chong-sot-xuat-huyet-tren-dia-ban-ha-noi-n174525.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY