12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế - mối nguy hại khôn lường

Nghiện đi tắm, dị ứng với sự dơ bẩn, yêu cầu tất cả mọi thứ phải thật trật tự… Bạn nghĩ rằng đó chỉ là những thói quen cá nhân bình thường. Nhưng nếu cảm thấy thật sự không chịu nổi khi không làm những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại đó, thì tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ và chuyên gia tâm lý vì rất có thể chứng rối lọan ám ảnh cưỡng chế đang âm thầm tấn công cơ thể bạn.

Bạn biết gì về rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder OCD) là một rối loạn dựa trên những suy nghĩ và thói quen mang tính ám ảnh, lặp đi lặp lại.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, thường bắt đầu trong thời thơ ấu hoặc thanh niên, ở 10 tuổi. Ở người lớn, OCD thường bắt đầu ở tuổi 21.

Người rối loạn ám ảnh cưỡng chế thực hiện lặp đi lặp lại một hành động

Những biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Các ám ảnh (Obsessions):

- Sợ hành vi đáng xấu hổ của bản thân

- Cái chết và thiên tai

- Sự ô nhiễm, dơ bẩn

- Suy nghĩ ám ảnh về tình dục

- Sự sắp xếp có trật tự, hài hòa, đối xứng

- Bị quấy rầy bởi những ý nghĩ, hình ảnh không mong muốn

- Không hài lòng với cơ thể

Các hành vi cưỡng chế (Compulsions):

- Lau chùi

- Tắm giặt

- Kiểm tra

- Đếm

- Đo

- Những hành động, việc làm lặp đi lặp lại

- Thú nhận những tội lỗi tự tưởng tượng ra

- Tích trữ

Một biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế là luôn muốn mọi thứ trong trạng thái cân bằng, hoàn hảo.

Nguyên nhân của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nguyên nhân của rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn chưa được thống nhất chắc chắn. Dưới đây là các lý thuyết chính có thể dẫn đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế:

Sinh học: Một số bằng chứng cho thấy OCD có thể là một kết quả của sự thay đổi tự nhiên hóa học của cơ thể hoặc chức năng não. OCD có thể có một thành phần di truyền, nhưng gen cụ thể vẫn chưa được xác định.

Môi trường: OCD có thể xuất phát từ thói quen liên quan đến hành vi đã học được qua thời gian.

Thiếu serotonin: Serotonin là một trong những chất hóa học của bộ não. Việc không cung cấp đủ serotonin có thể đóng góp cho chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Yếu tố nguy cơ của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển hoặc gây ra chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm:

Lịch sử gia đình: Cha mẹ hoặc thành viên gia đình khác với rối loạn có thể làm tăng nguy cơ phát triển OCD. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được gen chịu trách nhiệm về rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Các sự kiện cuộc sống căng thẳng: Nếu có xu hướng phản ứng mạnh mẽ với sự căng thẳng, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Mang thai: Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai và bà mẹ mới sinh có nguy cơ cao, nhưng không rõ ràng lý do tại sao. Và điều này ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Biến chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Người mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể thấy các triệu chứng sau:

- Suy nghĩ và hành vi tự tử

- Lạm dụng rượu hay chất

- Các rối loạn lo âu

- Trầm cảm

- Rối loạn ăn uống

- Liên viêm da từ rửa tay thường xuyên

- Không có khả năng tham gia làm việc hay trường học

- Ít tiếp xúc với mọi người

Tất cả các biến chứng trên có thể diễn ra một hoặc đồng loạt cùng một lúc. Và hơn hết nó làm sức khỏe người bệnh suy giảm, đời sống tinh thần nghèo nàn và một cuộc sống thật “chán chường”.

Phương pháp điều trị của rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Hai phương pháp điều trị chính cho chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể kể đến là:

- Liệu pháp nhận thức hành vi

- Thuốc men

Liệu pháp nhận thức hành vi:

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một căn bệnh thần kinh. Và nó được hình thành do lối tư duy sai lệch hoặc tiêu cực nào đó trong thời gian dài.

Liệu pháp nhận thức giúp bạn tìm ra thói quen trong tiềm thức gây ra bệnh thần kinh đó. Sau đó, liệu pháp hành vi hướng dẫn và tập cho bạn thói quen khác để tránh cách nghĩ đó đi. Khi bạn không còn nghĩ theo cách cũ nữa nghĩa là triệu chứng đã được trị khỏi.

Khi áp dụng liệu pháp này bạn cần đến lời khuyên của những chuyên gia tâm lý.

Thuốc men:

Bạn cần nhờ sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn thuốc phù hợp để điều trị bệnh.

Tốt nhất nên kết hợp đồng thời cả 2 phương pháp để đạt hiệu quả.

Tiểu Bùi

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/roi-loan-am-anh-cuong-che--moi-nguy-hai-khon-luong-23723/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!