Tâm linh hôm nay

“Rơi trong chơi vơi” - tiểu thuyết đầy ám ảnh của nhà văn An Hạ

“Rơi trong chơi vơi” có thể nói là cuốn sách tiếp cận đề tài tình yêu con người, cuộc sống theo hướng mới lạ. Các triết lý của đạo Phật, góc nhìn và giác ngộ của tác giả đã được tác giả lồng ghép trong toàn bộ câu chuyện.

"Rơi trong chơi vơi" giống như một dấu lặng đột ngột giữa bản giao hưởng cuộc sống vốn dồn dập, bộn bề

Chiều nay, lễ ra mắt tiểu thuyết “rơi trong chơi vơi” của nhà văn an hạ và talkshow với chủ đề “hành trình tự chữa lành tổn thương” do công ty sách alphabooks tổ chức đã được diễn ra tại hòa mã, hà nội.

Sự kiện diễn ra với sự góp mặt của các diễn giả nhà văn an hạ, nhà phê bình văn chinh, nhà văn di li và nhiều nhà thơ, họa sĩ cùng đông đảo các bạn độc giả.

“Rơi trong chơi vơi” là câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa hai con người đã từng gặp phải những tổn thương tinh thần trong quá khứ và muốn tìm đến cái ch*t. Hai con người, hai mảnh đời như bị bỏ quên ngoài vùng chiếu cố của yêu thương, tự vật lộn chống chọi với ¼ chặng đầu của đường đời. Họ hoàn toàn không biết làm gì cho cuộc đời mình trước mắt. Rồi cứ thế buông, cứ thế rơi, cứ thế thả trôi chính mình vào vô định.

Buổi ra mắt sách đã thu hút được đông đảo giới nghệ sĩ, các nhà văn, nhà phê bình cùng đông đảo các bạn độc giả

“Rơi trong chơi vơi” có thể là cuốn sách tiếp cận đề tài tình yêu con người, cuộc sống theo hướng mới lạ. Trải nghiệm cận tử được tái hiện qua góc nhìn văn chương mang tới cảm giác sâu lắng, trầm tư chứ không hề u ám hay ma mị. Góc khuất nhất của mỗi cuộc đời được trải ra nhẹ nhàng qua giọng văn gần gũi nhất với tâm can, khiến người đọc đâu đó thấy được chính mình trong từng nhân vật.

Cảm nhận về điều ấn tượng cuốn tiểu thuyết, họa sĩ lê thiết cương chia sẻ: “ nếu nhà văn an hạ không đưa những triết lý phương đông, quan niệm của nhà phật và các kinh dịch vào trong cuốn tiểu thuyết thì câu chuyện sẽ không giúp cho độc giả thấy được thông điệp, đồng thời cuốn tiểu thuyết sẽ không đứng vững được”. đúng vậy, xuyên suốt mạch truyện nhà văn đã lồng ghép vào đó các triết lý đạo phật, góc nhìn và giác ngộ.

Bước qua “Rơi trong chơi vơi”, người đọc sẽ không khỏi băn khoăn về cuộc đời của riêng mình, nhìn lại ý nghĩa cuộc sống của mình một cách nghiêm túc ở hiện tại và tương lai.

Bàn về cuốn tiểu thuyết, nhà văn di li có bình luận: “một câu chuyện ám ảnh về nỗi cô đơn khốn cùng của con người. hai nhân vật không tên, dường như đã ch*t ngay cả khi họ đang còn sống, họ đồng hành cùng nhau trên một con đường vô hình dẫn tới cái ch*t. rơi trong chơi vơi có thể là sáng tạo đầy cảm xúc trong một sat na bất thần của tác giả, nhưng dư âm của một kiếp người vẫn chơi vơi mãi trong người đọc ngay cả khi đã gấp lại trang cuối cùng”.

“Rơi trong chơi vơi” khiến cho người đọc ám ảnh và ngẫm nghĩ về cuộc đời, về cuộc sống.

Nhà văn an hạ tên thật là nguyễn thị thu hà (1985), hiện tại chị đang sống và làm việc tại hà nội trong vai trò giáo viên môn ngữ văn trường thcs tây sơn. bút danh an hạ được chị đặt theo chính tên con gái của mình. nhà văn an hạ đã xuất bản các tập sách “ những người tình cô đơn kỳ lạ của tôi” (2012), “môi - một người đàn bà” (2014).

Thanh Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/roi-trong-choi-voi--tieu-thuyet-day-am-anh-cua-nha-van-an-ha-d32736.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi và anh đang kỷ niệm lần thứ 4 ngày quen nhau. Nói là 4 năm nhưng yêu tôi được hơn một năm anh lén lút quen một người nữa.
  • Trong cuộc đời hành nghề của một bác sĩ, điều ám ảnh nhất chính là những cái ch*t của bệnh nhân ngay trên tay mình...
  • Nỗi sợ hãi, đau đớn trong quá khứ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng “yêu đương” của nhiều cặp vợ chồng. Thay vì dùng Thu*c, họ nên tới gặp bác sỹ tâm lý để có thể nồng cháy trở lại.
  • Nhiều năm qua, cầu Ông Điền đã hư hỏng rất nặng, ảnh hưởng lớn đến việc giao thông của người dân, họ rất bức xúc, vào mùa mưa lũ, không ai dám qua.
  • Đây là vụ T*i n*n giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên đường đèo dốc trong điều kiện thời tiết xấu ở Lào Cai
  • Từ rất lâu dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
  • “Rối loạn ám ảnh sợ hãi” còn gọi là rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive - Compulsive Disorder - OCD).
  • Bé nhà em 4 tuổi, vừa qua bé nhìn thấy bếp ga chiên cá cháy bóc khói khắp nhà, bé sợ hãi nên giờ không cho nấu ăn, luôn miệng nhắc không được nấu ăn...
  • Bố cởi sạch quần áo của con rồi trói vào cột điện vì tội mê chơi. Chú phạt cháu đeo bảng “Tôi là thằng ăn cắp” đứng trước cửa nhà...
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY