12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Rụng tóc sau phục hồi COVID-19: Hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách phục hồi

Quan sát một số lượng lớn bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi nhiễm COVID-19 cho thấy, mức độ rụng tóc ngày càng tăng. Vì thế, chúng ta cần biết nguyên nhân và cách chống lại nó.

Đại dịch COVID-19 không chỉ gây tổn thương phổi và các cơ quan quan trọng, những người đã khỏi bệnh ngày càng gặp phải các biến chứng sau COVID-19. Dị ứng da tái phát, phát ban, khô mắt, suy nhược và mệt mỏi là một số biến chứng thường được báo cáo sau khi phục hồi khỏi COVID-19. Nhiều bệnh nhân cũng đang quan sát thấy mức độ rụng tóc tăng lên sau khi đã phục hồi.

Theo các bác sĩ, nó thường xảy ra với bệnh nhân khoảng sau 30 ngày kể từ ngày khỏi bệnh, nhưng ở một số bệnh nhân, rụng tóc đã xảy ra trong thời gian nhiễm bệnh.

Rụng tóc thường xảy ra ở bệnh nhân COVID-19 khoảng 30 ngày sau khi khỏi bệnh - (Ảnh: Internet).

Rụng tóc có thể là nỗi lo lắng đối với hầu hết mọi người. Dưới đây là những điều cần biết về rụng tóc sau COVID-19 và các biện pháp khắc phục.

Nguyên nhân gây rụng tóc sau COVID-19

Các bác sĩ cho biết, chứng viêm sau khi nhiễm COVID-19 là nguyên nhân chính gây ra chứng rụng tóc không mong muốn này.

Bên cạnh đó, những thiếu hụt khác gây ra bởi lượng dinh dưỡng bị suy giảm, sốt trong thời gian bị nhiễm trùng, giảm cân, căng thẳng do nhiễm virus, lo lắng liên quan, thay đổi nội tiết tố đột ngột và giảm mức vitamin D và B12 là một số lý do chính dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều sau khi phục hồi COVID-19.

Bình thường một người có thể rụng tới 100 sợi tóc mỗi ngày, nhưng nếu nó tăng lên đến 300-400 sợi tóc mỗi ngày, thì đó có thể là do một tình trạng có tên là Telogen Effluvium. Tình trạng này hiện thường thấy ở những bệnh nhân sau phục hồi COVID-19, dẫn đến rụng tóc tạm thời.

Thực hiện chế độ ăn uống bổ dưỡng để chống rụng tóc sau khi phục hồi

Các chuyên gia khuyên những bệnh nhân đang hồi phục sau COVID-19 nên ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng cùng với các nguồn vitamin và sắt có trong thực phẩm tự nhiên.

Có hai lý do giải thích cho vấn đề này, thiếu sắt có thể đẩy nhanh quá trình rụng tóc và việc tiêu thụ một chế độ ăn uống cân bằng và giàu protein sẽ là một giải pháp để giảm tình trạng rụng tóc tạm thời.

Ngoài ra, những người bị rụng tóc sau COVID cũng nên thử một số giải pháp chăm sóc tóc thông thường để tránh rụng tóc quá nhiều như sử dụng dầu gội nhẹ, không chứa paraben và sulphat, kiểm tra kỹ da đầu ngứa và bong tróc, hạn chế bôi dầu và xoa bóp da đầu cũng như sử dụng lược răng thưa.

Chế độ ăn uống giàu sắt và vitamin sẽ giúp phục hồi mái tóc - (Ảnh: Internet).

Khi nào cần gặp bác sĩ

Tình trạng rụng tóc sau COVID-19 thường chỉ là tạm thời. Nhưng nếu bạn vẫn gặp phải tình trạng rụng tóc quá nhiều ngay cả khi đã qua 5-6 tuần sau khi thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm kiếm sự can thiệp y tế ngay lập tức trong trường hợp phát triển các mảng hói và lượng tóc rụng quá nhiều.

Mặc dù tình trạng rụng tóc sau COVID-19 có thể khiến mọi người lo lắng và hoảng sợ, tuy nhiên các chuyên gia khuyên bạn không nên căng thẳng và tham gia vào bài thiền phục hồi để giảm rụng tóc.

Hãy để cho cơ thể có thời gian phục hồi, ăn uống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng tự nhiên, tránh sử dụng nhiệt và hóa chất để tạo kiểu tóc và thực hiện lối sống năng động.

Nếu tình trạng rụng tóc vẫn ở mức đáng báo động sau khi thực hiện những thay đổi này, bạn nên nhờ đến sự can thiệp của y tế. Các chuyên gia sẽ kiểm tra chất dinh dưỡng trong máu và điều chỉnh mọi sự thiếu hụt để làm chậm quá trình rụng tóc và giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/rung-toc-sau-phuc-hoi-covid-19-hieu-ro-nguyen-nhan-va-tim-cach-phuc-hoi-31598/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY