Dinh dưỡng hôm nay

Sai lầm khi ăn nhiều thịt đỏ để giảm cân

Theo chuyên gia, các chế độ ăn kiêng như keto, low carb... thường chứa nhiều thịt đỏ, gây mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa khi áp dụng để giảm cân trong thời gian dài.

Thông tin được phó giáo sư, tiến sĩ bùi thị nhung, trưởng khoa dinh dưỡng học đường và ngành nghề, viện dinh dưỡng quốc gia trả lời báo chí hôm 5/5, bên lề buổi họp báo hưởng ứng ngày sức khỏe tiêu hóa thế giới 29/5.

Phó giáo sư nhung nêu ví dụ chế độ ăn keto, chế độ ăn gián đoạn, low carb, eat clean... rất nổi tiếng trong cộng đồng thời gian gần đây. các chế độ ăn này đều hướng tới giảm lượng carbonhydrate, tăng lượng protein và chất béo lấy từ thịt, rau xanh, để kiểm soát cân nặng. trong đó, mọi người thường tiêu thụ nhiều thịt đỏ như thịt bò, lợn. carbonhydrate gọi tắt là carb hoặc còn gọi là glucid, là chất quan trọng cho cơ thể, não bộ, đường ruột. các nguồn carbonhydrate tự nhiên mà con người sử dụng như rau củ quả, hạt, ngũ cốc, sữa...

Kết quả tổng điều tra về dinh dưỡng 2019-2020 cho biết mỗi người việt tiêu thụ trung bình 134 g thịt một ngày, trong đó có 95,5 g thịt đỏ, còn lại là thịt gia cầm và các sản phẩm từ thịt. mức tiêu thụ thịt cao hơn ở thành thị, trung bình một ngày là 154 g, trong đó 155,3 g thịt đỏ. trong khi đó, mức thịt đỏ được khuyến cáo là 70 gr một ngày.

Theo phó giáo sư nhung, khi tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và mất cân bằng dinh dưỡng, sức khỏe bị ảnh hưởng, ví dụ mắc bệnh chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng acid uric, bệnh gout... nhiều trường hợp cao tuổi bị ảnh hưởng chức năng thận, do sử dụng chế độ ăn low carb trong thời gian dài. một số nghiên cứu còn chỉ ra ăn quá nhiều thịt đỏ gây nguy cơ ung thư cao.

Đối với chế độ ăn eat clean, phó giáo sư Nhung cho rằng mọi người đang hiểu và áp dụng không đúng. Eat clean có nghĩa là ăn sạch, lựa chọn các thực phẩm sạch, không bị ô nhiễm hoặc có hại cho sức khỏe, cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên nhiều người không lựa chọn thực phẩm theo nguyên tắc nói trên, có người chỉ uống nước quả, một số chỉ ăn thịt và chút rau để giảm mỡ.

Việc cắt giảm quá nhiều lượng carb cũng để lại hậu quả cho cơ thể. Phó giáo sư Nhung trích dẫn nghiên cứu trên tạp chí Lancet năm 2018 cho thấy, khi chế độ ăn giảm tới 40% lượng carb, tức dưới 200 gr gạo, người áp dụng chế độ ăn này tăng nguy cơ bệnh tật và T* vong tới 40%. Những người nhịn ăn carb bị choáng váng, ảnh hưởng giấc ngủ, tăng stress. Chế độ ăn ngắt quãng cùng với tăng thịt cũng làm mất cân bằng các chất, gây tổn thương đường ruột, rối loạn tiêu hóa và giảm sức đề kháng của cơ thể.

Người đàn ông chế biến thịt cho bữa ăn. Ảnh:Freepik

Giáo sư lê danh tuyên, viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia, ví hệ miễn dịch như một thành trì, dinh dưỡng là nguyên liệu xây nên thành trì đó nhờ các "viên gạch" gồm protein, lipid, carbonhydrate... các chất này đồng thời đóng vai trò mắt xích mấu chốt, truyền tin giữ cho hàng rào miễn dịch luôn kết nối vững vàng, cung cấp nguồn năng lượng giúp hệ miễn dịch vận hành trơn tru, hoạt động hiệu quả.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ăn uống cân bằng, lựa chọn đa dạng loại thực phẩm, đúng tháp dinh dưỡng được khuyến nghị. mọi người không nên chạy theo trào lưu ăn kiêng, nên lắng nghe nhu cầu của cơ thể, thay đổi thói quen tiêu dùng thịt, ăn uống lành mạnh hơn. người trưởng thành nên tiêu thụ 71 g thịt đỏ một ngày, tỷ lệ các chất glucid, protein, lipid là 64% : 16% : 20% trên tổng năng lượng ăn vào. đây là khối lượng thịt đỏ được tổ chức chống ung thư thế giới khuyến cáo, đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và không gây ung thư.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/sai-lam-khi-an-nhieu-thit-do-de-giam-can-4459612.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY