Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sai lầm khi ăn tỏi làm mất sạch dinh dưỡng, rất nhiều người vẫn mắc phải mà không hề biết

Dưới đây là một số tác dụng của tỏi, lượng tỏi bạn nên ăn mỗi ngày, và sai lầm phổ biến khi nấu tỏi.

Tỏi được sử dụng trong nhiều món ăn

Phần cuối củ tỏi rất giàu các hợp chất bổ dưỡng được gọi là allicin và alliinase. Trên thực tế, sự hiện diện của allicin trong tỏi có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.

Một đánh giá năm 2015 từ tạp chí miễn dịch học cho thấy tỏi củng cố hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích các tế bào miễn dịch. tracey brigman, chuyên gia thực phẩm và dinh dưỡng tại đại học georgia (mỹ), nói rằng tỏi cũng có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm vì đặc tính kháng khuẩn và kháng sinh của tỏi ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn và các sinh vật không mong muốn khác.

Tuy nhiên, Brigman lưu ý rằng: mặc dù một số nghiên cứu cho thấy tỏi có nhiều tác dụng nhưng vẫn thiếu bằng chứng chắc chắn rằng bổ sung tỏi giúp ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường và cúm.

Bạn vẫn nên rửa tay thường xuyên, tránh sờ tay lên mặt, uống đủ nước và thực hiện các phương pháp khác để ngăn ngừa bệnh.

Tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Brigman cho biết: "Tỏi cũng là một nguồn cung cấp dồi dào hóa chất thực vật, chất giúp bảo vệ khỏi tổn thương tế bào, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư".

Hóa chất thực vật là các hợp chất trong rau và trái cây có liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh mãn tính. Có một số bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ hóa chất thực vật thông qua tỏi có thể có tác dụng chống ung thư và giảm nguy cơ ung thư dạ dày và đại trực tràng.

Tuy nhiên, nghiên cứu về vấn đề này trên người còn thiếu và chưa chứng minh được rằng tiêu thụ tỏi thực sự có thể ngăn ngừa hoặc điều trị ung thư.

Tỏi có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Y học Thực nghiệm và Trị liệu cho thấy tiêu thụ hai viên chiết xuất tỏi mỗi ngày trong hai tháng có thể làm giảm huyết áp và giảm độ cứng động mạch đối với những người bị tăng huyết áp.

Brigman nói: "Tỏi dường như giúp bảo vệ tổng thể trái tim của bạn".

Ngoài ra, một báo cáo năm 2013 viết rằng tỏi có thể làm giảm lipid trong máu, có nghĩa là giảm cholesterol và do đó giảm nguy cơ hình thành mảng bám trong hệ thống tim mạch.

Lượng tỏi cần thiết để đạt được những tác dụng tốt cho tim mạch khác nhau giữa các cá nhân. tuy nhiên, nhìn vào các nghiên cứu có sẵn về chủ đề này, tốt nhất bạn nên tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi tươi mỗi tuần, theo tiến sĩ puja agarwal, nhà dịch tễ học dinh dưỡng tại trung tâm y tế đại học rush.

Lượng tỏi nên ăn mỗi ngày

Mặc dù tỏi có nhiều lợi ích sức khỏe, chuyên gia khuyên không nên ăn quá nhiều tỏi một cách đột ngột.

Brigman cho biết: "Một đến hai tép mỗi ngày nên là mức tiêu thụ tối đa đối với bất kỳ ai". Ăn nhiều hơn có thể gây đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng hoặc hôi miệng.

Chuyên gia giải thích: "Nếu bạn ăn hai tép tỏi mỗi ngày, bạn cũng có thể muốn thêm rau mùi, bạc hà hoặc táo vào chế độ ăn để ngăn hơi thở có mùi".

Cho tỏi vào lúc đang nấu dở các món ăn

Không nên làm như vậy. Khi bạn chiên, xào… các gia vị như dầu ăn, hành, tỏi thì nên cho gia vị tỏi vào sau cùng. Điều này sẽ tránh cho tỏi bị cháy, một nguyên nhân khiến cho món ăn có vị đắng. Hơn nữa, tỏi nấu quá chín cũng sẽ bị mất đi một lượng vitamin đáng kể.

Sau khi bóc vỏ tỏi thì không nên nấu ngay vì làm mất hoạt tính của enzym allinase, mà chúng ta nên để tỏi đã dập sau 15 phút rồi đem ra chế biến món ăn mới phát huy được tác dụng hoàn hảo của tỏi.

Nếu bạn đang nấu các món có nhiều chất lỏng như nước sốt mì ống, bạn có thể cho thêm tỏi sớm.

Nấu chín tỏi, đun tỏi quá lâu khi nấu ăn

Tỏi được dùng như một loại gia vị trong nấu ăn, đồng thời dây được xem như là một vị Thu*c chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen đun tỏi khi nấu với nhiệt độ cao, thì sẽ làm giảm khả năng chữa và ngăn ngừa bệnh tuyệt diệu của tỏi. Vi trong tỏi có chứa thành phần hoạt chất allicin, chất này được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống và sẽ bị vô hiêu hóa bởi nhiệt độ.

Ảnh minh họa.

Chính vì thế, để phát huy tối đa công dụng của tỏi, nên lưu ý là sau khi nghiền hay băm tỏi, bạn đợi ít nhất 10 phút rồi mới bắt đầu cho tỏi vào nấu. Và hãy nhớ là nấu với tỏi thì chỉ nên đun lửa nhỏ trong khoảng thời gian ngắn, tối đa là 15 phút thôi nhé.

Sử dụng tỏi để quá lâu

Tỏi tươi với lượng hoạt chất mạnh hơn và hiệu quả cao hơn nhiều so với tỏi để lâu ngày. Vì vậy , bạn không nên lưu trữ quá nhiều tỏi. Tuy tỏi có thể bảo quản được vài tháng nhưng bạn cũng nên sử dụng những củ tỏi tươi mới để món ăn được dậy mùi và bổ dưỡng hơn nhé.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/sai-lam-khi-an-toi-lam-mat-sach-dinh-duong-rat-nhieu-nguoi-van-mac-phai-ma-khong-he-biet-d300591.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/sai-lam-khi-an-toi-lam-mat-sach-dinh-duong-rat-nhieu-nguoi-van-mac-phai-ma-khong-he-biet/20210116012159235)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY