Sức khỏe hôm nay

Sai lầm khiến trẻ bị sổ mũi càng nặng thêm

(SKGĐ) Thời tiết chuyển mùa trẻ nhỏ hệ hô hấp chưa hoàn thiện rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có sổ mũi. Việc chăm sóc trẻ sổ mũi không đúng cách sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn.

1. Hút mũi bằng miệng/ xi lanh

Trẻ khi sổ mũi thường dễ bị ngạt mũi hoặc nhiều đờm gây khó thở, khò khè. Mẹ dùng miệng hút mũi cho con rất dễ mần bệnh trong miệng lây sang cho bé. Khiến cho tình trạng bệnh của bé ngày một nặng thêm.

Khi mẹ rửa mũi cho bé bằng xi lanh nếu không làm đúng sẽ rất nguy hiểm, có thể làm trẻ sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút thì áp lực ấy sẽ hút niêm mạc mũi lên. Nhiều lần làm sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

2. Nhỏ nước tỏi ép

Hiện nay, các bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi.

Việc nhỏ nước ép tỏi không làm khỏi bệnh cho bé mà còn cực kỳ nguy hiểm. Tỏi chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.

3. Rửa mũi quá nhiều

Mũi có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.

Việc dùng quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc.

4. Lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Thuốc nhỏ mũi dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết.

Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

R.N

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/sai-lam-khien-tre-bi-so-mui-cang-nang-them-20281/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY