Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Sàng lọc COVID-19 nhanh bằng CT ngực

Hiện nay bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2 (COVID-19) đang bùng phát mạnh thành đại dịch toàn cầu làm cho nhiều người mắc và Tu vong. Ngoài việc khám sàng lọc, chẩn đoán bằng xét nghiệm RT-PCR, các nhà khoa học cho rằng nên sử dụng phương pháp chụp CT ngực trong phát hiện bệnh.

Trong một nghiên cứu được thực hiện với hơn 1.000 bệnh nhân mà kết quả đã thông báo trên tạp chí Radiology là sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính CT (Computed Tomography) lồng ngực có thể phát hiện và chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng coronavirus mới SARS-CoV-2 (COVID-19) gây nên có khả năng vượt trội hơn so với phương pháp xét nghiệm bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học khuyến nghị rằng phương pháp CT nên được sử dụng để làm công cụ giúp sàng lọc phát hiện bệnh. Thực tế hiện nay bệnh chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng ngừa nên điều cần thiết quan trọng nhất là phải phát hiện người bệnh sớm ở giai đoạn đầu và ngay lập tức phải cách ly kịp thời bệnh nhân mang mầm bệnh khỏi những người khỏe mạnh.

Theo hướng dẫn đã công bố tại Trung Quốc, việc chẩn đoán COVID-19 phải được xác định bằng xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược RT-PCR (Reverse transcription polymerase chain reaction) hoặc xét nghiệm giải trình tự gien từ bệnh phẩm của bệnh nhân được lấy ở đường hô hấp hoặc máu khi vào bệnh viện. Tuy vậy trên thực tế với những hạn chế của việc thu thập và vận chuyển mẫu bệnh phẩm cũng như hiệu suất của bộ dụng cụ xét nghiệm nên kết quả tỷ lệ xét nghiệm RT-PCR dương tính đối với mẫu bệnh phẩm lấy ở họng bệnh nhân được thông báo khoảng 30-60% khi thực hiện ban đầu. Trong các trường hợp khẩn cấp, với độ nhạy thấp của xét nghiệm RT-PCR sẽ dẫn đến tình trạng có một số lượng lớn bệnh nhân sẽ không được chẩn đoán xác định bệnh nhanh chóng và có thể sẽ không được điều trị kịp thời, phù hợp. Ngoài ra, do đặc điểm tính chất rất dễ lây lan của mầm bệnh virus, chúng có nhiều nguy cơ lây nhiễm cho một cộng đồng lớn hơn.

Các nhà khoa học cho rằng việc chẩn đoán sớm COVID-19 rất quan trọng trong điều trị, giám sát và kiểm soát dịch bệnh. So với phương pháp xét nghiệm RT-PCR, chụp CT lồng ngực có thể là phương pháp đáng tin cậy, thực tế thực hiện khá nhanh chóng để chẩn đoán xác định và đánh giá COVID-19, đặc biệt là ở vùng dịch bệnh. Vì vậy có thể nói phương pháp CT ngực là một công cụ chẩn đoán hình ảnh thường quy để giúp chẩn đoán viêm phổi với thời gian khá nhanh và tương đối dễ thực hiện.

Sàng lọc COVID-19 nhanh bằng CT ngực

Một nghiên cứu gần đây cho thấy độ nhạy của phương pháp CT ngực đối với các trường hợp nhiễm COVID-19 khoảng 98% so với độ nhạy của phương pháp RT-PCR là 71%. Các nhà khoa học tại Bệnh viện Tongji ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc đã bắt đầu xem xét đánh giá về giá trị chẩn đoán và tính nhất quán của hình ảnh CT ngực so với xét nghiệm RT-PCR trong chẩn đoán COVID-19. Trong nghiên cứu, bệnh viện này đã thực hiện với 1.014 bệnh nhân bằng cả 2 phương pháp CT ngực và xét nghiệm RT-PCR, cùng tiến hành từ ngày 06/01 đến ngày 06/02/2020. Với xét nghiệm RT-PCR được sử dụng như là một tiêu chuẩn tham chiếu và hiệu suất của phương pháp CT ngực trong chẩn đoán COVID-19 đã được đánh giá. Đối với những bệnh nhân được thực hiện nhiều xét nghiệm RT-PCR, sự chuyển đổi động của kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính thành dương tính và dương tính tương ứng cũng được phân tích để đối chiếu so sánh với kết quả của máy quét CT ngực nối tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 601 bệnh nhân, với tỷ lệ 59% có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính và 888 bệnh nhân, với tỷ lệ 88% có kết quả quét CT ngực dương tính. Theo đó, độ nhạy của kết quả CT ngực trong chẩn đoán COVID-19 được đề xuất là 97% dựa trên kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính. Ở những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính, có 75% trường hợp (308/413 bệnh nhân) có kết quả quét CT ngực dương tính. Trong số dương tính này có khoảng 48% bệnh nhân được xem là trường hợp có khả năng cao và 33% bệnh nhân được xem là trường hợp có thể xảy ra. Bằng cách phân tích các xét nghiệm RT-PCR nối tiếp và phương pháp quét CT ngực, khoảng thời gian giữa kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính ban đầu có thể là từ 4 ngày-8 ngày.

Các nhà khoa học cũng ghi nhận khoảng 82% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính nhưng khi quét CT ngực có kết quả dương tính được phân loại lại là các trường hợp có khả năng cao hoặc có thể xảy ra đối với COVID-19, căn cứ vào việc phân tích toàn diện những triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu biểu hiện kết quả CT ngực điển hình và theo dõi CT động.

Từ các kết quả đã nghiên cứu, có thể nói phương pháp CT ngực có độ nhạy cao để chẩn đoán COVID-19 và đây cũng có thể được xem là một công cụ chính để phát hiện bệnh hiện tại ở vùng dịch lưu hành. Phương pháp này có độ nhạy cao trong chẩn đoán bệnh so với xét nghiệm RT-PCR từ lấy từ các mẫu bệnh phẩm trong khu vực dịch bệnh ở Trung Quốc.

BS. NGUYỄN VÕ HINH

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5ea121fff8ec6e9efb6f79d2)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY