Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sàng lọc trước sinh là gì và những điều mẹ bầu cần biết

Thực hiện sàng lọc trước sinh là một biện pháp giúp con yêu khỏe mạnh và có cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng hiểu rõ các bước thực hiện thăm khám và sàng lọc trước sinh.

Lưu ý rằng ngoài việc tiêm vaccine là cách giúp phòng tránh các bệnh cho mẹ và bé có thể xảy ra trong thời gian mang thai giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi. ngoài ra, quá trình thực hiện sàng lọc trước sinh cũng giúp các mẹ có thể xác định được nguy cơ dị tật bẩm sinh nhằm tìm cách xử lý kịp thời để con sinh ra khỏe mạnh.

1. Tìm hiểu sàng lọc trước sinh là gì?

Thực tế, sàng lọc trước sinh là một thuật ngữ quen thuộc đối với nhiều người phụ nữ trong quá trình mang thai. đây còn được xem là một phương pháp y học hiện đại giúp phát hiện và chuẩn đoán nguy cơ dị tật bẩm sinh cao ở trẻ trong gia đoạn sớm để kịp thời đưa ra những quyết định tốt nhất dành cho mẹ và bé.

Phương pháp sàng lọc trước sinh gồm những gì?

- trước khi thực hiện sàng lọc trước sinh cần khám sàng lọc trước sinh và thực hiện các xét nghiệm ở từng tuần cụ thể của thai kỳ.

- Các kết quả khâu khám và xét nghiệm sẽ cho biết chính xác về vấn đề trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở bộ phận nào.

- các kỹ thuật để thực hiện phương pháp sàng lọc trước sinh bao gồm: siêu âm, chọc ối, double test, triple test và xét nghiệm nipt.

Các giai đoạn khi thực hiện sàng lọc trước sinh gồm giai đoạn sàng lọc và chuẩn đoán:

Thông thường, các kỹ thuật được sử dụng để thực hiện sàng lọc trước khi sinh có thể kể đến như thực hiện siêu âm, double test, triple test, xét nghiệm nipt.

Ngoài ra, đối với những trường hợp cần thiết thì có thể thực hiện thêm một vài xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác như: tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng laser, thực hiện xét nghiệm calci và sắt,... các kỹ thuật thực hiện chuẩn đoán gồm: chọc ối, sinh thiết gai rau,...

Đối với hầu hết các phương pháp sàng lọc trước sinh này đều đem lại hiệu quả cao lên tới 99% và các biện pháp này cũng không gây đau đớn hay làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng dù thực hiện sàng lọc trước sinh vẫn có 1% các trường hợp xảy ra rủi ro về dị tật thai nhi như: phát sinh khả năng cao gây dị tật bẩm sinh, có thể bị sảy thai, gây chảy máu *m đ*o, thai nhi bị thiếu chì hoặc nhiễm trùng ối. nhưng các nhược điểm này chỉ xuất hiện đối với phương pháp sàng lọc trước sinh có xâm lấn như chọc ối. do đó trước khi thực hiện dịch vụ nào mẹ bầu cần tham khảo ý kiến và nhận tư vấn của bác sĩ.

2. Sàng lọc trước khi sinh cần chú ý điều gì?

Để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, trước khi thực hiện sàng lọc trước khi sinh thì mẹ bầu cần chú ý một vài đặc điểm như sau:

- mẹ bầu cần trao đổi cụ thể và chi tiết với bác sĩ trước khi thực hiện sàng lọc trước khi sinh nếu có tiền sử mắc các bệnh như tim mạch, thận, tiểu đường hoặc bệnh mạn tính.

- Trong gia đình có tiền sử có người thân bị dị tật bẩm sinh.

- Trước khi thực hiện các loại xét nghiệm thai phụ chỉ nên uống nước lọc và tránh uống nước có màu cũng như sử dụng các chất kích thích có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

3. Thời điểm nào nên thực hiện sàng lọc trước khi sinh?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng khi mang thai thì nên thực hiện sàng lọc trước khi sinh vào thời điểm nào là tốt nhất. thực tế thì khi thực hiện khâu khám và xét nghiệm sàng lọc trước sinh các mẹ có thể thực hiện nhiều tuần khác nhau mà không phải đặc biệt tuân theo thời gian cố định nào.

Tuy nhiên, thông thường thì thai nhi trong vòng 3 tháng đầu tiên khi hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể có thể xuất hiện những dị tật. do đó, việc sàng lọc trước khi sinh sẽ được áp dụng từ 3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ các mẹ nên thực hiện sàng lọc.

Các mẹ bầu có thể thực hiện sàng lọc trước sinh đối với tuần thai như sau:

- Thực hiện siêu âm

Có các mốc siêu âm sàng lọc quan trọng đối với mẹ bầu như sau:

Khi thai nhi ở tuần thứ 12 đến tuần 13 của thai kỳ, thời điểm này sàng lọc trước sinh bằng cách đo khoảng sáng sau gáy giúp mẹ có thể sàng lọc các nguy cơ về hội chứng down ở thai nhi.

Thai 18 đến 22 tuần, việc thực hiện sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu khảo sát các dị tật về tim, sứt môi,... ở bé.

Thời điểm thai nhi ở tuần 30 đến 32 tuần, sàng lọc trước sinh sẽ giúp khảo sát các dị tật phát hiện muộn của thai như: hệ thống động mạch, não,... ở thai nhi.

- Xét nghiệm NIPT:

Xét nghiệm này được dùng để sàng lọc dị tật ở thai nhi thì các mẹ đã có thể thực hiện xét nghiệm này khi thai nhi 10 tuần tuổi, xét nghiệm này cho phép phát hiện nhiều dị tật bẩm sinh khác nhau và cho kết quả chính xác cao nên mẹ bầu có thể yên tâm thực hiện.

- Khi thực hiện xét nghiệm Double test:

Đây là xét nghiệm được thực hiện từ tuần thai 11 tuần 5 ngày khi thai nhi 13 tuần, xét nghiệm này giúp sàng lọc các hội chứng down, edward, patau) liên quan đến 3 nst 21, 18, 13.

- Thực hiện xét nghiệm Triple test:

Thời điểm thực hiện xét nghiệm khi thai 15 đến 20 tuần. tuy nhiên, thời điểm xét nghiệm này đem lại kết quả chính xác nhất là khi thai 16 đến 18 tuần. đặc biệt, tất cả phụ nữ mang thai đều nên được thực hiện xét nghiệm này vì xét nghiệm này giúp sàng lọc 3 hội chứng : down, edward và dị tật ống thần kinh.

- Phương pháp chọc ối:

Phương pháp này được thực hiện ở tuần 16 đến tuần 20. vì đây là một phương pháp sàng lọc trước sinh có xâm lấn. đem lại chẩn đoán chính xác các dị tật liên quan đến di truyền. tuy nhiên mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện phương pháp học ối.

Theo Phụ nữ VN

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/sang-loc-truoc-sinh-la-gi-va-nhung-dieu-me-bau-can-biet-20200917161221596.htm)
Từ khóa: dân số

Tin cùng nội dung

  • Tổng Cục Dân số KHHGĐ và tổ chức phi chính phủ Marie Stopes International tại Việt Nam (MSIVN) đã ký kết một thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án Tăng cường tiếp cận bền vững dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản chất lượng tại Việt Nam.
  • Trẻ sinh mổ thường thiệt thòi hơn trẻ sinh thường, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có một sự khác biệt nhất định trong hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá của trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường.
  • Bạn không tin việc một bà bầu lại có điểm chung nào với một đứa trẻ biết đi? Đọc bài viết này bạn sẽ thay đổi quan điểm đó của mình.
  • Sàng lọc sơ sinh là phương pháp can thiệp dự phòng hiệu quả giúp trẻ sinh ra được phát triển thông minh và khỏe mạnh
  • Tần suất mắc ung thư cổ tử cung có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Nếu không có biện pháp can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị thì trong khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và Tu vong do bệnh này sẽ tăng thêm khoảng 25%. Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo sàng lọc ung thư cổ tử cung vừa qua tại Hà Nội.
  • Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra trước tiên phải được lành lặn và khỏe mạnh rồi mới nói tới chuyện đẹp - xấu. Thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra,
  • Nhiều phụ nữ lo lắng việc ngồi làm việc quá lâu trước máy vi tính có thể gây nên tình trạng chuyển dạ sớm hoặc bị sảy thai.
  • Mùa hè, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch để thỏa mãn đam mê của mình. Tuy nhiên để thực sự an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn đi du lịch trong tháng thứ tư, năm, sáu của thai kỳ và phải được chuẩn bị một cách cẩn thận.
  • Nhiều cặp vợ chồng đã giải tỏa được nỗi lo lắng và giải đáp được những thắc mắc trước khi em bé ra đời khi tìm đến những lớp tập huấn trước sinh.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY