Bạn nên biết hôm nay

Sắp ghép đầu người Nhiều thách thức

Một nhóm các nhà nghiên cứu và các bác sĩ phẫu thuật Italia đã tiến hành nhiều ca phẫu thuật cấy ghép nhiều bộ phận của cơ thể thành công...
Một nhóm các nhà nghiên cứu và các bác sĩ phẫu thuật Italia đã tiến hành nhiều ca phẫu thuật cấy ghép nhiều bộ phận của cơ thể thành công và đang lên kế hoạch thực hiện ca phẫu thuật phức tạp nhất và là thách thức lớn nhất từ trước tới nay đối với các nhà khoa học trên thế giới, đó là cấy ghép đầu người lên một cơ thể hoàn toàn độc lập. Dự kiến kế hoạch này sẽ được triển khai vào năm 2017.

Bệnh nhân Valery Spiridonov - một bệnh nhân người Nga mắc chứng Werdnig - Hoffmann dạng bệnh khiến teo cơ bẩm sinh đã tình nguyện hiến toàn bộ cơ thể mình cho ca phẫu thuật được xem là không tưởng và đầu tiên trên thế giới này. Spiridonov tình nguyện tham gia cuộc phẫu thuật thử nghiệm này với hi vọng may mắn sẽ mang lại cho anh một cơ thể mới hoàn thiện như một con người bình thường - điều mà từ khi được sinh ra đến nay anh vẫn hằng mơ ước. Trong cuộc hội thảo tại Vladimir, Nga về phẫu thuật cấy ghép, các nhà khoa học và bệnh nhân tình nguyện đã xuất hiện để công bố về kế hoạch thực hiện ca ghép đầu vào năm 2017 và dự kiến sẽ lấy phần cơ thể của những bệnh nhân bị ch*t não để ghép với đầu của Valery Spiridonov.

Vấn đề khó khăn nhất đặt ra cho kỹ thuật cấy ghép này là làm sao để thực hiện được việc ghép phần não của chiếc đầu với phần xương sống của cơ thể mới và duy trì được sự sống cho cả cơ thể.

TS. Sergio Canavero - Giám đốc Viện Nghiên cứu thần kinh học Turin (thành phố Turin, Italia) cho biết: kỹ thuật hiện đại đã cho phép cơ thể có thể được giữ lạnh trong suốt quá trình phẫu thuật, máy móc hiện đại cũng cho phép theo dõi và chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, đồng thời những công cụ hiện đại nhất có thể tạo nên những vết cắt đảm bảo an toàn khỏi vấn đề nhiễm khuẩn - điều này rất cần thiết cho việc cắt rời các đốt xương sống để phục vụ quá trình ghép đầu vào một cơ thể mới độc lập. Nhưng quan trọng nhất là kỹ thuật cấy ghép các bộ phận cơ thể khác nhau như: tay chân, nội tạng... đã được các nhà khoa học có thời gian nghiên cứu trong nhiều năm qua, thậm chí ứng dụng thành công. Việc cấy ghép đầu đã và vẫn đang được tiến hành trên một số loài động vật thí nghiệm tại Mỹ, tuy nhiên cần ít nhất 2 năm nữa để thử nghiệm trên động vật cho kết quả chính thức về tỉ lệ thành công. TS. Ren Xiaoping - Viện y học New York (Mỹ) cho biết: các thử nghiệm ghép đầu của một con chuột này với cơ thể của một con chuột khác đã được tiến hành, nhưng tỉ lệ sống sót của những con chuột sau ca ghép chưa cao, phần lớn chúng không sống được qua 1 ngày. Tuy nhiên, trong lịch sử không phải không có những thực nghiệm đã thành công. Năm 1970, các bác sĩ phẫu thuật ở Trung tâm y học Case Western Reserve (Mỹ) đã thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép đầu của một con khỉ đầu chó rhesus với cơ thể của một con khỉ khác và con khỉ này đã sống sót được 10 ngày bằng cách truyền tĩnh mạch trước khi bị ch*t đột ngột. Theo công bố chính thức trên tờ AFP và tờ tin tức Central European, ca phẫu thuật cấy ghép đầu lần đầu tiên dự kiến sẽ được thực hiện vào khoảng tháng 12/2017. Đây sẽ là bước ngoặt lớn trong lịnh sử y học hiện đại và mang lại cơ hội được sống như một con người với cơ thể hoàn chỉnh, đầy đủ chức năng bình thường cho những người bệnh không may bị khiếm khuyết quá lớn về cơ thể do dị tật bẩm sinh hoặc do những T*i n*n khủng khiếp làm mất đi phần lớn cơ thể.

(Theo Science daily, 9/2015)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-sap-ghep-dau-nguoi-nhieu-thach-thuc-18819.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người thường cho rằng các món ăn từ đậu nành sẽ khiến quý ông giảm ham muốn, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Vậy thông tin này có chính xác?
  • Mới đây, một nhà khoa học người Mỹ Dan Buettner đã nghiên cứu và chỉ ra 12 thói quen ăn uống giúp bạn sống lâu hơn.
  • Cấu tạo cơ thể con người với hơn 70% là nước, nên các tế bào cũng chịu một lực hút của mặt trăng trong những ngày này nhiều hơn, thậm chí nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt động của hệ thống tuần hoàn bị thay đổi.
  • Tôm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, với một số trường hợp, không phải lúc nào ăn tôm cũng tốt.
  • Mỗi ngày được ăn bao nhiêu thịt? Đó là câu hỏi rất nhiều bà nội trợ đặt ra để chăm sóc dinh dưỡng cho gia đình, sao cho khẩu phần ăn gây ít hệ lụy nhất cho sức khỏe.
  • Nếu bạn đang giữ thói quen nấu củ cải trắng cùng cà rốt hay ăn chung thịt bò và tôm thì hãy bỏ ngay đi nhé, chúng không tốt chút nào đâu.
  • Chúng tôi đã quyết định mổ thăm dò cho anh ấy ngay mà không làm mạch não đồ để xác định vị trí ổ máu tụ. Cho đến sau này, tôi chưa thấy ai có lượng máu tụ trong sọ nhiều như vậy mà sống nổi...
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được