Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sinh con đã 4 tháng nhưng vẫn cảm giác có gì động đậy trong bụng, bà mẹ đi khám thì hoảng hốt khi nghe kết quả

Bà mẹ đột ngột phát hiện trong bụng không thoải mái, cụ thể cô có cảm giác như có thứ gì đang động đậy, di chuyển nhẹ nhàng trong bụng mình mà không hiểu vì sao.

Đẻ dày do "vỡ kế hoạch" có lẽ là một trong những cơn "ác mộng" của các bà mẹ. Chẳng may sớm mang thai lại sau sinh, cơ thể người mẹ chưa được phục hồi tốt đã buộc phải gánh vác một chu trình mang thai - sinh con tiếp theo. Ngoài ra, việc chăm sóc, nuôi dạy 2 đứa trẻ sàn sàn nhau thực sự vô cùng khó khăn đối với mỗi cặp vợ chồng. Thế nhưng vì sự chủ quan và những quan điểm sai lầm mà tình trạng vô tình mang thai lại chỉ sau khi sinh vài tháng ở các bà mẹ vẫn xảy ra.

Bà mẹ trẻ tên Tiểu Trương (Trung Quốc) vừa sinh con đầu lòng cách đây 4 tháng. Có sự giúp đỡ của mẹ chồng và chồng trong việc chăm sóc em bé nên việc làm mẹ của cô không quá vất vả và áp lực, sức khỏe cũng khôi phục rất tốt.

Thế nhưng mấy ngày gần đây Tiểu Trương đột ngột phát hiện trong bụng không thoải mái, cụ thể cô có cảm giác như thứ gì đang động đậy, di chuyển nhẹ nhàng trong bụng. Cô lấy làm khó hiểu, vì sau sinh cô đã đi kiểm tra lại sức khỏe, mọi kết quả đều hoàn toàn bình thường. Nhưng sự kỳ lạ ở vùng bụng ngày càng rõ ràng hơn khiến cô lo lắng phải đến bệnh viện khám.

Sau khi bác sĩ tiến hành siêu âm cho Tiểu Trương thì đưa ra kết luận, Tiểu Trương đã có thai được 3 tháng. Thứ cô thấy động đậy trong bụng mình chính là em bé thứ hai của vợ chồng cô!

Khỏi phải nói cô hoảng hốt đến mức nào. Bởi lẽ cô chưa hề có kinh nguyệt trở lại, tại sao vẫn có thể mang thai? Đó cũng là quan niệm sai lầm của rất nhiều bà mẹ sau sinh, dẫn đến bị "nhỡ kế hoạch", buộc phải sinh dày, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng nếu lần sinh trước là sinh mổ.

Chưa thấy kinh nguyệt trở lại sau khi sinh, liệu có thể mang thai?

Sau khi sinh em bé, thời gian có kinh trở lại của chị em không giống nhau. Có người chỉ sau 1-2 tháng đã thấy kinh nguyệt nhưng cũng có những người phải tới 1 năm hoặc sau khi cai sữa cho con thì kinh nguyệt mới xuất hiện.

Tuy nhiên, quan niệm chưa có kinh trở lại hoặc cho con bú hoàn toàn thì sẽ không thể có thai là hoàn toàn sai lầm. Bình thường, việc cho con bú hoàn toàn có thể trì hoãn việc có thai do nội tiết tố prolactin - hormone điều khiển sự tiết sữa, đã làm ức chế hoạt động của buồng trứng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó sẽ cản trở hoàn toàn việc thụ thai vì quá trình này không phải lúc nào cũng diễn ra hiệu quả. Nhiều phụ nữ dù cho con bú vẫn có thể mang thai.

Bên cạnh đó, nhiều chị em thậm chí có thể có thai trước khi thấy kì kinh đầu tiên sau sinh. Đó là do họ có "quan hệ vợ chồng" đúng ngày trứng rụng trở lại lần đầu (khoảng 30-45 ngày sau sinh). Lần rụng trứng này, trứng gặp được tinh trùng sẽ thụ tinh và làm tổ luôn, do đó không có hành kinh nữa. Điều này khiến cho nhiều người có bầu nhưng không hề biết, chỉ phát hiện khi thai đã to. 

Việc có thai sớm sau khi sinh có thể có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi cũng như em bé mới sinh. Vì vậy, tốt nhất vợ chồng nên sử dụng biện pháp Tr*nh th*i ngay sau khi quan hệ T*nh d*c trở lại sinh, an toàn nhất vẫn là dùng bao cao su.

Theo Tú Cầu/ Tổ Quốc

http://nhipsongviet.toquoc.vn/sinh-con-da-4-thang-nhung-van-cam-giac-co-gi-dong-day-trong-bung-ba-me-di-kham-thi-hoang-hot-khi-nghe-ket-qua-222020306924272.htm

Theo Tổ Quốc

Link bài gốc

Copy link

http://nhipsongviet.toquoc.vn/sinh-con-da-4-thang-nhung-van-cam-giac-co-gi-dong-day-trong-bung-ba-me-di-kham-thi-hoang-hot-khi-nghe-ket-qua-222020306924272.htm

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/sinh-con-da-4-thang-nhung-van-cam-giac-co-gi-dong-day-trong-bung-ba-me-di-kham-thi-hoang-hot-khi-nghe-ket-qua-365330)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY