Bạn nên biết hôm nay

Sơ cứu nhanh khi bị choáng

Khi gặp các sự cố như: Bỏng nặng, vết thương chảy nhiều máu, gãy xương, nôn nhiều, do xúc động mạnh,... nhiều người thường có biểu hiện choáng.
Khi gặp các sự cố như: Bỏng nặng, vết thương chảy nhiều máu, gãy xương, nôn nhiều, do xúc động mạnh,... nhiều người thường có biểu hiện choáng. Khi đó bản thân người bị choáng hoặc người xung quanh cần bình tĩnh, thực hiện các biện pháp sơ cứu sau đó cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Cách xử trí

- Nếu bản thân cảm thấy choáng, đừng đứng dậy, cần vịn vào nơi nào đó để ngồi hoặc nằm xuống. Khi ngồi xuống, nên tựa đầu vào giữa hai đầu gối, muốn đứng dậy phải thật chậm. Khi cảm thấy đỡ hơn cần gọi hoặc ra hiệu những người xung quanh giúp đỡ.

Những người xung quanh khi thấy có người bị choáng cần:

- Đặt nạn nhân nằm ngửa ở nơi kín gió, nâng cao chân. Ủ ấm về mùa lạnh.

- Kiểm tra những dấu hiệu của tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động). Nếu không có, thực hiện hồi sức tim phổi bằng cách kết hợp hà hơi thổi ngạt và ấn ngực nạn nhân để tăng cường máu và ô xy lên não, tim và các cơ quan khác. Cụ thể là đặt tay này lên tay kia và ấn chính xác vào khoảng giữa của ngực nạn nhân, ấn sâu khoảng 5cm. Tần suất 100 nhịp/phút cho tới khi có sự trợ giúp hoặc bệnh nhân có đáp ứng và bắt đầu thở.

- Nới rộng quần áo, dây thắt lưng, cổ áo hoặc chỗ quần áo chật cho nạn nhân.

- Lau sạch đờm dãi, làm thông thoáng đường thở cho nạn nhân.

- Xử lý nguyên nhân gây ra choáng: ví dụ: sơ cứu nhanh vết bỏng, cố định gãy xương, cầm máu và băng vết thương chảy máu,…

- Phải trấn an nạn nhân và nhanh chóng nhẹ nhàng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế bằng các phương tiện phù hợp. Tại cơ sở y tế, các bác sĩ kiểm tra tình trạng, xác định nguyên nhân gây choáng và có biện pháp điều trị kịp thời.

Bác sĩ Nhật Minh

Biểu hiện khi bị choáng

Trong trường hợp bị choáng, người bị nạn thường có biểu hiện: Sắc mặt xanh xám hoặc vẻ mặt lo âu hoảng hốt; Thấy nặng chân, nhìn mọi vật mờ mờ, nhầm lẫn; Cảm thấy nóng lạnh bất thường, đau đầu, chóng mặt, cảm giác bồng bềnh, buồn nôn, toát mồ hôi; Mạch nhanh nhỏ, có khi không bắt được ở cổ tay, chỉ sờ thấy mạch ở cổ và bẹn; Thở nhanh, nông,..; Huyết áp hạ; Trong tình trạng nặng có thể dẫn tới hôn mê,...

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-so-cuu-nhanh-khi-bi-choang-18925.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Ngất xảy ra khi cung cấp máu cho não thiếu tạm thời và gây mất ý thức. Khoảng thời gian bị mất ý thức thường ngắn.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY