Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Sỏi thận do thừa canxi

Việc uống Thu*c là cần thiết, ai trong đời chả có lần phải dùng Thu*c. Song nếu uống Thu*c không theo chỉ dẫn của thầy Thu*c thì lợi bất cập hại.
Việc uống Thu*c là cần thiết, ai trong đời chả có lần phải dùng Thu*c. Song nếu uống Thu*c không theo chỉ dẫn của thầy Thu*c thì lợi bất cập hại. Một trong những bất lợi này có thể kể đến là bổ sung quá nhiều canxi có thể dẫn đến sỏi thận.

Canxi là một trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể. Trước đây, mọi người thường cho rằng canxi chỉ ảnh hưởng đến xương mà thôi, ví dụ như bệnh lùn ở trẻ em, bệnh loãng xương ở người lớn. Ngày nay, chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của canxi, vì canxi ảnh hưởng đến mọi chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Canxi là nguyên tố hoạt động tích cực nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào.

Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Nồng độ canxi trong máu của người lớn có sức khỏe bình thường là 9-11mg/dl, nếu tụt xuống còn 7mg/dl sẽ bị chuột rút, chân tay co giật... Nếu nồng độ canxi trong máu >13mg/dl sẽ bị loạn nhịp tim, hơn nữa còn có thể bị đe dọa đến tính mạng. Nồng độ canxi trong máu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người.

Canxi tham gia vào quá trình làm đông máu, giảm thiểu máu thấm ra ngoài thành mạch. Canxi có tác dụng bổ trợ điều trị đối với một số chứng bệnh xuất huyết và những bệnh dị ứng.

Canxi có tác dụng kích hoạt enzym nên có tác dụng giảm mỡ máu và giảm béo đối với chứng béo phì và hỗ trợ enzym phân giải protit.

Canxi làm cho các tế bào kết dính với nhau. Hàng tỷ tế bào trong cơ thể kết dính với nhau mà cấu trúc nên tim, gan, tỳ, phổi, thận... đó là tác dụng của ion canxi hỗ trợ quá trình kết dính đó.

Do ăn uống không thể đáp ứng đủ lượng canxi cho nhu cầu cơ thể, cho nên cần phải bổ sung cho đủ lượng canxi mà cơ thể cần. Thông thường mỗi ngày cơ thể cần lượng canxi từ 800-1.000mg. Bổ sung canxi không phải là càng nhiều càng tốt, lượng canxi bổ sung cho cơ thể không nên quá 2.000mg/ngày, nếu không sẽ dễ dẫn đến tác dụng phụ như: sỏi thận, canxi các mô mềm, giảm bớt khả năng hấp thu sắt, kẽm, magie... Vì vậy, các chuyên gia luôn kêu gọi mọi người nên bổ sung canxi một cách có khoa học.

Trường hợp một phụ nữ sau khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ bác sĩ cho biết chị bị thiếu canxi cần bổ sung. Thế là chị tức tốc dùng cấp tập các loại Thu*c, thực phẩm có bổ sung canxi. Sau một thời gian tích cực nhồi nhét canxi vào người chị tưởng mình sẽ không bị thiếu canxi nữa, nào ngờ lại bị đau quặn lưng, đi khám thì mắc thêm bệnh sỏi thận. Sau đợt nằm điều trị bệnh sỏi thận tại bệnh viện chị mới thấm thía không dám tự ý dùng Thu*c nữa, cũng như không nên dùng quá nhiều các loại thực phẩm có chứa canxi. Trường hợp này không phải là hiếm.

Sỏi thận có thể hình thành khi nước tiểu của bạn trở nên quá cô đặc với các chất nào đó. Những chất này có thể tạo ra các tinh thể nhỏ và hình thành sỏi thận. Sỏi thận có thể không tạo ra các triệu chứng cho tới khi chúng di chuyển xuống niệu quản, gây đau. Cơn đau thường là nặng và thường bắt đầu ở vùng sườn, sau đó di chuyển xuống bẹn bìu.

thừa canxi có thể làm ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, từ đó sẽ làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Mặt khác, thừa canxi còn gây quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung canxi quá lượng nhu cầu của cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận.

Nếu dùng canxi liều cao có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. thừa canxi gây ra tình trạng sỏi thận mạn tính, vôi hóa khớp vai, vôi hóa động mạch...

Như vậy, để phòng ngừa bệnh sỏi thận, người bệnh không nên tự ý bổ sung canxi, cần uống Thu*c theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như cần uống nhiều nước. Hiện nay trên thị trường các nhà sản xuất đánh vào tâm lý của người dân luôn lo mình bị thiếu canxi nên hay bổ sung canxi vào như sữa có hàm lượng canxi cao, các loại ngũ cốc có bổ sung canxi, các loại bánh... vì vậy cần thận trọng khi vừa đồng thời uống Thu*c canxi vừa dùng các loại thực phẩm giàu canxi dẫn đến tình trạng thừa canxi gây bệnh sỏi thận, cặn thận, cốt hóa xương sớm...

DS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-soi-than-do-thua-canxi-18939.html)

Tin cùng nội dung

  • Những cơn đau quặn thận và nước tiểu đỏ khiến bạn lo lắng mình sắp bị suy thận.
  • Suốt 28 năm qua, anh Hoàng Thọ Mạnh, ở thôn Minh Đán 1, xã Hưng Vũ (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã dùng bài Thuốc trị sỏi thận gia truyền chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người.
  • Kích thước sỏi từ 10 - 20 mm, bệnh nhân yên tâm điều trị bằng phương pháp nội soi (Ultra-mini NLPC) rất hiệu quả giúp rút ngắn thời gian và giảm đau cho người bệnh.
  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...