Sắp đến ngày sinh nở, lẽ ra phụ nữ phải được quan tâm, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất, thế nhưng người Giẻ Triêng có phong tục không cho phụ nữ sinh con trong nhà, cũng không khuyến khích đến trạm y tế mà phải vào rừng dựng chòi sinh con. Trong suốt thời gian đó, họ không được dùng chung nguồn nước của làng, không được đi đến các nhà khác trong làng… nếu làm trái sẽ bị dân làng phạt vạ rất nặng.
Hủ tục lạc hậu này đến nay vẫn ăn sâu vào mỗi người dân nơi đây. Bên cạnh đó, bà con còn thiếu kiến thức, không biết tự chăm sóc bản thân dù bây giờ có trạm y tế nhưng người dân ít quan tâm.
Tại Sơn La, nhiều sản phụ người dân tộc tự sinh con đã dẫn tới những hệ lụy đau buồn. Theo BS Phạm Thị Tươi, Bệnh viện đa khoa Mộc Châu, Bệnh viện đã cấp cứu nhiều trường hợp tai biến vì sinh tại nhà vào viện. Cách đây không lâu, một bệnh nhi vào viện trong tình trạng rất nặng, bỏ bú, lờ đờ, suy hô hấp. Sau khi được bác sĩ làm xét nghiệm, theo dõi cháu có cơn cứng hàm rất điển hình của uốn ván, không bú được. Bệnh nhi phải đặt xông, nuôi dưỡng tĩnh mạch. Kết quả siêu âm sau đó cho thấy trẻ có dấu hiệu xuất huyết não do không được tiêm vitamin K sau sinh. Qua khai thác, sản phụ sinh tại nhà. Sau sinh được cắt rốn bằng kéo dội qua nước nóng, buộc bằng dây không được sát khuẩn. Gia đình thấy trẻ khỏe mạnh nên cũng không đi thăm khám.
Hủ tục mang lại nhiều hệ lụy. ảnh báo nd
Theo số liệu thống kê của trung tâm y tế huyện sìn hồ, lai châu, thói quen đẻ tại nhà, tự đỡ đẻ của người dân nơi đây còn phổ biến. tỷ lệ phụ nữ mang thai sinh con tại nhà, nhất là mông, lự, dao, mảng dù có giảm nhưng vẫn ở mức cao gây những nguy cơ tai biến sản khoa trong cộng đồng.
Từ năm 2020, tác động của dịch covid-19 tỷ lệ của phụ nữ mang thai ở huyện sìn hồ có sự tăng vọt sau nhiều năm giảm nhẹ, ở mức 46,5% (trong khi tỷ lệ chung toàn tỉnh lai châu là 33%). tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám thai ít nhất 4 lần của phụ nữ mang thai còn ở mức rất thấp (5,8%) so với tỷ lệ chung trên toàn quốc (trên 73%).
Công tác nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe khi sinh cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số (dtts) thời gian qua đã được chú trọng nhưng chưa đồng đều giữa các dân tộc. theo kết quả của cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kt-xh của 53 dtts, tỷ lệ phụ nữ dtts sinh con tại các cơ sở y tế đạt 86,4%, phụ nữ dtts sinh tại nhà có cán bộ chuyên môn đỡ là 3,9%, phụ nữ sinh tại nhà không có cán bộ chuyên môn đỡ là 9,5%, tại nơi khác là 0,2%. nhưng các dân tộc như mảng, mông, cống và la hủ có tỷ lệ và không có cán bộ chuyên môn đỡ rất cao, lần lượt là 50,6%, 38,8%, 37,0% và 36,5%.
Theo BS Phạm Thị Tươi, trong quá trình mang thai và sinh con, người phụ nữ thường gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây Tu vong nếu không được theo dõi, khám thai định kỳ và có sự trợ giúp của nhân viên y tế khi sinh. Đẻ tại nhà không có sự theo dõi, hỗ trợ của cán bộ y tế sẽ có rất nhiều tai biến cho cả mẹ và con. Mẹ có thể băng huyết sau sinh, vỡ tử cung. Trẻ có thể bị suy hô hấp, Tu vong…
Các tai biến sản khoa đòi hỏi cần được can thiệp ngay lập tức, thường chỉ có 30 phút can thiệp nên phần lớn sản phụ Tu vong do tai biến khi sinh đẻ vì không kịp đưa đến bệnh viện. với trẻ sơ sinh, ngay sau đẻ ngạt thiếu oxy dẫn đến thiếu máu não, dẫn đến Tu vong lập tức. nếu thai nhi sống sót thì các tổn thương lên não cũng để lại hậu quả nặng nề về sau như giảm thiểu trí tuệ, chậm phát triển… chính vì vậy, hủ tục sinh tại nhà ảnh hưởng đến cần sớm được loại bỏ.
Nguyên nhân dẫn tới việc phụ nữ dân tộc ngoài do hủ tục còn có nguyên nhân từ nhận thức hạn chế. nhiều chị em một lần không thấy tai biến gì, nghĩ việc sinh nở đơn giản nên các lần sinh sau vẫn cứ đẻ tại nhà. một nguyên nhân nữa khiến cho tình trạng phụ nữ có chiều hướng gia tăng đó là nạn tảo hôn vẫn còn diễn ra tại các xã vùng sâu, vùng xa.
Để giảm thiểu tình trạng này, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản, cho vùng đồng bào dân tộc, truyền thông thay đổi hành vi là yếu tố quyết định để thay đổi nhận thức. đa phần dân tộc thiểu số có trình độ thấp, chỉ hiểu ngôn ngữ của dân tộc mình và tin theo những người có uy tín trong làng, bản nên công tác tuyên truyền cần đặc biệt chú trọng tới văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc, phát huy tốt vai trò của những già làng, trưởng bản, cộng tác viên dân số, cô đỡ thôn bản… để công tác truyền thông hiệu quả.
Ngoài ra, chính quyền và các đoàn thể phải cùng vào cuộc, đưa các nội dung chống lại vào hương ước, quy ước thôn, bản để gắn trách nhiệm giữa bản thân, gia đình với cộng đồng thì mới có thể giảm tình trạng sinh con tại nhà, cũng như nhiều khác như tảo hôn, sinh con ở tuổi vị thành niên…